Ý nghĩa nữ quyền của quần tây

28/09/2010 09:51 GMT+7

Trong một quyển sách mới được giáo sư sử học Pháp Christine Bard xuất bản mang tên Lịch sử chính trị của quần tây, tác giả đã lưu ý rằng quy định cấm phụ nữ mặc quần tây hiện vẫn còn giá trị tại thủ đô Paris, căn cứ theo một sắc lệnh của sở cảnh sát hồi năm 1800 mà cho đến nay chưa bị hủy bỏ.

Quyển sách của bà Bard cho rằng việc phụ nữ mặc quần tây đã phản ánh quá trình đấu tranh cho nữ quyền trong lịch sử.

Hãng tin AFP dẫn lời giáo sư Bard nói rằng  việc nhiều thế hệ phụ nữ đã vượt qua cấm kỵ giới tính và cùng thỏa thuận mặc quần tây là “một tiến trình lâu dài góp phần vào sự thay đổi các mối quan hệ giữa nam và nữ”. Bà Bard nhận định: “Chiếc quần tây không chỉ là biểu tượng quyền lực của đàn ông mà thể hiện sự chia cách về giới tính. 

Việc phụ nữ mặc quần tây bị xem là mối đe dọa cho trật tự chính trị, luân lý và xã hội”. Do đó, theo giáo sư Bard, quần tây trở thành dấu hiện của sự tiến bộ trong cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ. Bà khen ngợi những phụ nữ mặc quần tây góp phần tích cực nhất trong cuộc đấu tranh này như văn sĩ Pháp George Sand (1804-1876), nữ diễn viên Hollywood Marlene Dietrich (1901-1992). Cuộc đấu tranh giành quyền mặc quần tây cho phụ nữ đã giành thắng lợi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Theo Người Lao Động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.