Vui tết tùy... hỷ !

11/02/2015 05:00 GMT+7

Phụ nữ là chúa ưa so sánh nên họ nhìn đi đâu cũng thấy chồng mình dở tệ! Họ bình bầu cho ông bạn đồng nghiệp là người đàn ông của năm, ông hàng xóm là người hùng thời đại trong khi chồng mình nhìn thấy ưa... đập, bởi tết cận kề mà chồng cứ hô biến...

Phụ nữ là chúa ưa so sánh nên họ nhìn đi đâu cũng thấy chồng mình dở tệ! Họ bình bầu cho ông bạn đồng nghiệp là người đàn ông của năm, ông hàng xóm là người hùng thời đại trong khi chồng mình nhìn thấy ưa... đập, bởi tết cận kề mà chồng cứ hô biến...

Minh họa: DADMinh họa: DAD
Ai lo nấy... mệt !

Lo tết đồng nghĩa với mệt nếu bạn bị bắt buộc chứ không vui vẻ, tự nguyện. Hôm xong bữa cúng rằm ở chùa, mấy chị em ngồi lại với nhau nói chuyện tết. Chị Huệ kể lể: “Giữa tháng chạp, nhìn ông hàng xóm vừa lặt mai, vừa huýt gió, vừa sơn lại hàng rào, vừa nháy mắt cười với mình mà tức lộn ruột cái ông chồng mê chơi. Từ đầu tháng đến giờ, gọi điện suốt ngày nghe ăn nhậu hoặc ò í e. Nhắc ông chuyện dọn nhà, dọn vườn đón tết, ổng tỉnh bơ nói chỉ là tết thôi mà, làm chi chộn rộn!”.

Chị Huệ còn kể thêm: Hàng xóm gương mẫu là thế, vào cơ quan nghe bạn đồng nghiệp nói chuyện tết cứ mê tơi cả lên. Rằng nhà không có đất nhưng ông ấy... lấn vỉa hè được mấy chục chậu vạn thọ vừa chưng vừa cho. Chưa kể mai, đào, tiên ông... thứ nào chưng, thứ nào biếu sếp. Còn nữa, là đàn ông nhưng rất phụ nữ nhé! Ông ấy lo vợ con ăn phải thực phẩm bẩn nên đã chuẩn bị nào heo rừng lai phải mua ở đâu, trái cây theo tiêu chuẩn VietGap như thế nào, tết phải ăn uống sao cho khỏe và đi chơi đâu để khỏi bị chặt chém. Chị Huệ vừa kể vừa xuýt xoa cho... vợ ông hàng xóm, vợ đồng nghiệp sao phước đức ba đời gặp chồng chu đáo thế. Còn mình “vô phước” nên việc gì cũng... rước đến tay. Gọi chồng như gọi... đò mà chồng cứ hứa riết, đến gần tết rồi tính. Tui làm loáng cái xong, bà đừng nhặng xị cả lên!

Cứ thuận theo  “xuân  hạ thu đông rồi xuân”

Mọi người đang bàn tính xôn xao thì dì Mười, một người hay nấu cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo cười, hỏi một câu: “Xưa nay quý vị học đạo để tâm bình an trước ngoại cảnh mà “ngộ” hay vậy à?”. Ai nấy chưng hửng ngó lên, tạm thời ngưng nói xấu chồng thì dì tiếp: “Không chộn rộn thì tết cũng đến, cũng qua. Quy luật của tự nhiên là thế, cứ xuân hạ thu đông rồi lại xuân. Mùa xuân là mùa của khởi đầu, của chồi non lộc biếc nên người ta bắt đầu một năm với khí thế hân hoan nhưng đừng vì thế mà quá cưỡng ép, khắt khe hay nói ngắn gọn là quá... cực với nó. Bởi nếu còn cuống cuồng lên như thế thì không tránh khỏi cảnh “sợ như người nghèo sợ tết và mệt như... nhà giàu sắm tết”! Còn nữa, mỗi người có cách đón tết khác nhau chứ sao phải áp đặt? Đó là chưa kể ngày nay tết bị biến tướng thành một dịp trả lễ nghĩa cực kỳ... phức tạp! Rồi chạy chọt cũng từ “đi tết” mà ra”.

Có lẽ chị Huệ đã thấm cái sự “sân si” của mình nên đành rút kinh nghiệm:  “Vậy chứ theo dì thì ông hàng xóm nhà con mê mai nên... lặt mai! Ông chồng con mê nhậu nên cùng bạn... lặt nụ cười, những câu chuyện phiếm cuối năm trong khói sương bảng lảng? Ông bạn đồng nghiệp thì ám ảnh thực phẩm không sạch mới lo từng miếng mứt, cân thịt cho vợ con?...”.

Chính xác quá rồi chứ gì nữa. Lần này thì nhiều người đồng thanh. Bởi, dường như những người phụ nữ đa đoan, đa sự, đa... cầu toàn này đã kịp nhận ra nếu mình không khéo léo, không biết vui tết tùy hỷ và đón tết đúng cách sẽ không phải ăn tết mà là bị... tết hành!

Dì Mười nói: “Như tui nè, không chồng con. Tết về gom dăm chục phần quà đến các nhà nghèo cho họ đón tết. Vậy cũng rộn ràng ngày xuân con én chao nghiêng chứ bộ? Có sao đâu?”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.