Sự thao túng của các nước tiêu thụ cà phê trên toàn cầu

15/01/2013 06:00 GMT+7

Nghịch lý lớn nhất trong ngành cà phê là các nước sản xuất đều thuộc nhóm nước đang phát triển và những nước tiêu thụ cà phê lớn lại là những nước công nghiệp phát triển hàng đầu của thế giới.

Về mặt kinh tế, những nhà trồng tỉa sản xuất cà phê là những nhà nông nhỏ bé tự túc và phải bán sản phẩm cho lớp trung gian xuất khẩu ở nước mình và lớp trung gian nhập khẩu ở các nền kinh tế công nghiệp. Như vậy, thu nhập của những nhà nông sản xuất chỉ có một mức lời tạm đủ sống, thậm chí có khi mùa màng thất bát, thì sẽ rất khó khăn.

Vì cà phê không phải là một thứ hàng chiến lược cho công nghệ hay quốc phòng, việc mậu dịch cà phê trên thế giới hiện nay là một quan hệ bất bình đẳng.

Cà phê Trung Nguyên 

Thế giới đa cực ngày nay với nhiều trung tâm quyền lực, trong đó ngoài Mỹ là siêu cường quốc, các trung tâm khác được gọi chung là BRIC bao gồm Brazil, Russia (Nga), India (Ấn Độ), và China (Trung Quốc) tạo thành những thị trường cực lớn trong các xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Năm 1994, có hiệp ước về hệ thống tài chính mang tên là Bretton Woods giữa 44 quốc gia để định giá trên trường quốc tế của bản vị đồng USD.

Sự thao túng của các nước tiêu thụ cà phê trên toàn cầu dựa vào chủ yếu là việc mậu dịch và hối đoái giữa đồng USD và các tiền tệ quốc gia bản địa.

Từ năm 2007 đồng USD bị sút giảm giá trị do sự suy thoái kinh tế của Mỹ được cảm nhận trong tất cả những nước sản xuất cà phê của thế giới, vì sự chao đảo của đồng tiền làm chuẩn mực này khiến cho các nhà nông càng giảm số thu nhập.

Vấn đề định giá tiền tệ này có thể lấy Columbia ra làm chứng cứ. Theo lời giải thích của ông Luis Fernando Samper, Trưởng ngành Truyền thông và Tiếp thị của Liên đoàn Trồng trọt cà phê Columbia (FNC), Columbia hiện có một trong những đồng tiền được đánh giá cao nhất ở châu Mỹ Latinh (7.2012), và chính phủ mới tăng lãi suất để đối phó với vấn đề này. Từ đầu năm 2012 đến tháng 10, đồng tiền peso của Columbia được định giá lại tăng 7 đến 8 phần trăm so với đồng USD. Cộng với việc giá cà phê bị giảm 23%, người trồng trọt cà phê trung bình ở Columbia thấy giá họ nhận được cho cà phê bị giảm khoảng chừng 1/3.

Trong năm qua, nhiều nông dân trồng cà phê đã thấy thu nhập của họ suy giảm đều cùng với nền kinh tế suy thoái của Mỹ. Ở những nơi tiền tệ trong các nước sản xuất bị định giá cao lên, hậu quả càng tăng.

Một trong những nhân tố có thể khiến giá cà phê có thể bị thấp là Brazil, việc đồng real của Brazil bị sụt giá khiến cho giá cà phê arabica cũng xuống thấp trong khi cà phê robusta (mà Việt Nam là nước có sản lượng và xuất khẩu lớn nhất thế giới) vẫn giữ giá ổn định từ năm 2011. Bởi vậy giá kết hợp (composite price) của cà phê theo Tổ chức Cà phê quốc tế ICO nằm ở vị trí 17,4% thấp hơn năm ngoái, và giá cà phê arabica sụt giảm đáng kể nhất kể từ năm ngoái khi giá cả là 2,60 USD cho một cân Anh.

Giá cà phê robusta lệ thuộc vào sức sản xuất của 4 nước trong đó gần như chia đều là Việt Nam và Uganda (châu Phi) có tiền tệ bị giảm giá trong khi Indonesia và Brazil có tiền tệ giảm giá cao. Vì thế, ảnh hưởng của tiền tệ với giá cà phê robusta cân phân trong khi mở rộng sự cách biệt giữa arabica và robusta. Điều này dẫn đến số cầu gia tăng đối với robusta và giảm với arabica. Số cầu giảm và giá xuống thấp hơn, cho nên hậu quả kết hợp chắc chắn được cảm thấy tại bình diện sản xuất. (Còn tiếp)

Bình Nguyên

>> Bạn hiểu gì về cà phê ? - Các xu hướng quán mới ở Việt Nam
>> Bạn hiểu gì về cà phê ? - Cà phê và làm đẹp
>> Bạn hiểu gì về cà phê?: Sự dịch chuyển từ trà qua cà phê
>> Bạn hiểu gì về cà phê? - Tiêu thụ càng nhiều, càng sáng tạo, giàu có
>> Bạn hiểu gì về cà phê ? - Hơn 500 tỉ ly cà phê được tiêu thụ mỗi năm
>> Bạn hiểu gì về cà phê? - Cà phê Việt Nam và triết lý khoảng lùi
>> Bạn hiểu gì về cà phê? - Ý: định danh với Espresso và Cappuccino
>> Bạn hiểu gì về cà phê? - Nguồn gốc cà phê Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.