Phát hiện công cụ lao động cổ xưa nhất

18/04/2015 14:49 GMT+7

(TNO) Một nhóm các nhà khảo cổ cho biết họ đã phát hiện công cụ lao động lâu đời nhất trên thế giới có 3,3 triệu năm tuổi, các công cụ mới được khai quật có trước sự tiến hóa của con người hiện đại.

(TNO) Một nhóm các nhà khảo cổ cho biết họ đã phát hiện công cụ lao động lâu đời nhất trên thế giới có 3,3 triệu năm tuổi, các công cụ mới được khai quật có trước sự tiến hóa của con người hiện đại. 

Hồ Turkana nơi tìm thấy công cụ đá - Ảnh: SciencemagHồ Turkana nơi tìm thấy công cụ đá - Ảnh: Sciencemag
UPI dẫn dữ liệu từ những nhà nghiên cứu đã trình bày những phát hiện của họ hôm thứ ba (14.4.2015) tại cuộc họp thường niên của Hội cổ nhân loại học tại San Francisco (Mỹ), cho biết các công cụ bằng đá nguyên thủy này có thể đã được thực hiện bởi một trong những tổ tiên của người đàn ông hiện đại, họ thuộc chi Australopithecus.
UPI dẫn lời nhà nghiên cứu khảo cổ Sonia Harmand cho biết dụng cụ này được tạo ra do chủ ý của con người chứ không phải là đứt gãy đá tự nhiên.
Trước đây, những bộ sưu tập có niên đại 2,6 triệu năm. Riêng lần này, công cụ lao động được tìm thấy ở nơi cách 5 km về phía tây của hồ Turkana thuộc Kenya, điều này cho thấy công cụ đá có niên đại 3,3 triệu năm.
John Hawks, nhà nhân chủng học, nói rằng điều này không đáng ngạc nhiên vì từ xa xưa các quần thể tinh tinh đã biết sử dụng bộ công cụ phức tạp, trong đó có nhiều tạo vật bằng đá.
Hồi năm 2010, các nhà khảo cổ tìm thấy các vết rạch xương động vật làm bằng lưỡi đá trong khu vực Dikika của Ethiopia. Xương và các vết rạch đã được tìm thấy hơn 3 triệu năm tuổi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.