Núi lửa đã xé toạc Úc và New Zealand?

16/07/2015 05:23 GMT+7

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học New South Wales đã phát hiện 4 núi lửa ngầm nằm sâu trong lòng biển dọc theo ngoài khơi thành phố Sydney của Úc.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học New South Wales đã phát hiện 4 núi lửa ngầm nằm sâu trong lòng biển dọc theo ngoài khơi thành phố Sydney của Úc.

Ảnh chụp từ tàu Investigator của CSIRO - Ảnh: CSIRO
Ảnh chụp từ tàu Investigator của CSIRO - Ảnh: CSIRO
Những miệng núi lửa trên được cho là đã hình thành cách đây khoảng 50 triệu năm, khi siêu lục địa Gondwana bị tách rời thành những khu vực mà ngày nay được gọi là Úc và New Zealand.
Và bộ tứ này có thể cung cấp những đầu mối cho phép giới chuyên gia địa chất học xác định được toàn bộ quá trình phân chia lãnh thổ đã diễn ra như thế nào. Để tìm được những miệng núi lửa ở độ sâu 4.900 m, cách bờ biển tây nam của Úc khoảng 200 km, các chuyên gia đã dựa vào tàu thăm dò hải dương Investigator của Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO).
Trong đó, miệng núi lửa lớn nhất có đường kính 1,5 km và cao 700 m so với thềm đại dương, so với diện tích của toàn bộ cụm là 20 x 6 km.
Giáo sư Richard Arculus của Đại học Quốc gia Úc nhận xét những dạng núi lửa đặc biệt trên rất quan trọng đối với các nhà địa chất học, vì chúng giống như là những cửa sổ mở vào thềm biển. “Chúng cho chúng tôi biết một phần câu chuyện về sự phân chia thành New Zealand và Úc cách đây khoảng 40 đến 80 triệu năm trước, và hỗ trợ giới khoa học đưa ra những mục tiêu thám hiểm thềm đại dương trong tương lai, nhằm khám phá bí mật của vỏ trái đất”, Giáo sư Arculus giải thích. May mắn là những núi lửa trên đã tắt, và hầu như được đánh giá là vô hại, có nghĩa là khó trỗi dậy một lần nữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.