Nông nghiệp muốn phát triển, nông dân phải chuyên nghiệp

30/08/2012 08:00 GMT+7

Là một quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới nhưng tập quán sản xuất của nông dân Việt Nam vẫn dựa nhiều vào kinh nghiệm. Điều này lý giải vì sao sản phẩm nông nghiệp ở nước ta tuy phong phú, đa dạng nhưng chất lượng lại chưa cao, chưa thâm nhập được những thị trường cao cấp, thậm chí lép vế với sản phẩm ngoại ngay trên “sân nhà”.

Hạn chế cố hữu

Nói đến tập quán sản xuất của người nông dân nước ta, ông Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch HĐQT Liên doanh Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao - Công ty Bạch Đằng (Bộ Công an), một đơn vị đang rất tích cực trong việc tìm hướng đi mới cho nền nông nghiệp công nghệ cao, chia sẻ: “Tôi đã tìm hiểu khá nhiều về trình độ, kỹ thuật canh tác của nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển như Mỹ, Israel, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan… Nhìn chung, họ đều ứng dụng công nghệ cao trong bảo tồn, phát triển giống, quy trình, kỹ thuật canh tác cũng như ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Đặc biệt, nông dân của họ rất chuyên nghiệp trong sử dụng công nghệ, thiết bị điện tử phục vụ sản xuất. Đó chính là yếu tố chủ chốt giúp họ có được những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và gây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường”.

phân bón bồ đề 
Kiểm soát đồng ruộng bằng các thiết bị điện tử và sử dụng phân bón Bồ Đề 688 cho năng xuất lúa cao, chất lượng gạo ngon hơn hẳn - Ảnh: Tú Uyên

Trong khi đó, hầu hết nông dân Việt Nam sản xuất dựa vào kinh nghiệm tích lũy được là chính. Việc sử dụng những thiết bị đơn giản như máy đo độ pH trong đất, trong nước…còn rất xa lạ, mặc dù đây là những thiết bị thiết yếu nhất để nắm bắt được “sức khỏe” đồng ruộng.

Mặt khác, những năm gân đây, việc sử dụng phân bón, thuốc hóa học quá nhiều đã khiến đồng ruộng thoái hóa nghiêm trọng; trên 75% đất nông nghiệp bị ngộ độc hóa học và ngộ độc hữu cơ, tầng đất mặt của đồng ruộng đang mỏng dần làm rễ cây phát triển rất hạn chế…

Ông Từ Bá Đạt, một nông dân sản xuất giỏi ở xã Thạnh Mỹ Tây (H.Châu Phú, An Giang) cho biết: “Mặc dù biết làm nhiều vụ, sử dụng nhiều phân bón, thuốc hóa học sẽ làm đất kiệt quệ, nhưng mà không làm cũng không được bởi giá trị hạt gạo làm ra còn thấp quá nên nhà nông  buộc phải lấy số lượng bù lại cho chất lượng. Hơn nữa, hiện nay đa phần nông dân chưa biết phải làm gì để tái tạo và cân bằng nguồn dinh dưỡng cho đất”.  

Chuyên nghiệp bằng cách nào

Theo nhiều chuyên gia về nông nghiệp, xu thế tất yếu của một nền nông nghiệp an toàn, bền vững là phải theo xu hướng hữu cơ sinh học, hạn chế phân bón, thuốc hóa học, sử dụng thiết bị công nghệ, phân bón phù hợp để chăm sóc và tái tạo dinh dưỡng cho đồng ruộng…

Muốn làm được điều này, trước tiên cần trang bị cho nông dân đủ kiến thức để họ biết được thực trạng đất canh tác của mình, biết được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng theo từng giai đoạn sinh trưởng để chăm sóc cũng như lựa chọn những sản phẩm phân bón phù hợp. Có như vậy mới giúp nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, làm ra được những sản phẩm chất lượng cao, không có dư lượng niterrat, không gây ô nhiễm môi trường, hơn nữa đất đai được cải tạo màu mỡ hơn.

 phân bón bồ đề
Cây lúa sử dụng Bồ Đề 688 có bộ rễ dài hơn hẳn cây lúa không sử dụng - Ảnh: Tú Uyên

Từ thực tế này, liên doanh giữa Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao và Công ty Bạch Đằng đang tích cực trong việc đổi mới phương thức sản xuất và kỹ thuật canh tác thông qua các nhóm sản phẩm công nghệ cao, chất lượng tốt như: Phân bón sinh học Bồ Đề 688, quy trình sản xuất nông sản sạch, chất lượng cao...

Ngoài sản phẩm phân bón sinh học Bồ Đề 688 đã được kiểm chứng khi mang lại hiệu quả cao cho nhiều loại cây trồng, như: lúa, chè, rau màu, hồ tiêu, cao su, cà phê, cây ăn trái…

Hiện nay, liên doanh 2 công ty trên cũng đang triển khai chương trình hỗ trợ các thiết bị điện tử, gồm: Máy đo đa năng Bồ Đề 688 - PH – NPK kiểm soát được độ pH trong đất, độ ẩm đất và ánh sáng; máy đo pH trong nước; máy đo năng lượng có trong đất… cho nông dân các tỉnh Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Gia Lai trên diện tích hơn 2.000 ha ở các nhóm cây khác nhau. Riêng tại ĐBSCL, trong vụ lúa tới, sẽ triển khai mô hình thí điểm 2.000 ha tại TP.Cần Thơ. 

Theo ông Nguyễn Minh Trí, việc huấn luyện chuyển giao cho nông dân đang tiến hành rất thuận lợi qua các tài liệu soạn thảo ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hành. Theo đó, bước đầu tiên là hướng dẫn bà con cách sử dụng các thiết bị kiểm soát chất lượng đất; kế đến là tư vấn cách nhận biết đất ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ, nhiễm mặn, nhiễm phèn... hướng dẫn phương pháp cải tạo đất trồng; chuyển giao bộ quy trình sản xuất nông sản sạch và cuối cùng là hướng dẫn bón phân cho cây theo từng chu kỳ sinh trưởng và phát triển.

Đó là những kiến thức căn bản để người nông dân tiến tới chuyên nghiệp trong sản xuất, chủ động kiểm soát đồng ruộng của mình cũng như lựa chọn những sản phẩm phù hợp; để từ đó sản xuất ra những nông sản chất lượng tốt hơn, có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn để thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính.

Tú Uyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.