Những câu nói ý nghĩa khi nói với trẻ

23/07/2015 17:23 GMT+7

(TNO) Theo Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ), một những kỹ năng quan trọng nhất đối với một đứa trẻ khi bước chân ra thế giới là giao tiếp. Thực tế cho thấy giao tiếp còn quan trọng hơn cả việc đọc, viết, làm việc theo nhóm và logic.

(TNO) Theo Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ), một những kỹ năng quan trọng nhất đối với một đứa trẻ khi bước chân ra thế giới là giao tiếp. Thực tế cho thấy giao tiếp còn quan trọng hơn cả việc đọc, viết, làm việc theo nhóm và logic.

Những câu nói ý nghĩa khi nói với trẻHãy hỏi “con nghĩ gì?” để con học cách ra quyết định - Ảnh: Shutterstock
Tuy nhiên, cha mẹ thường không nhận ra họ là người đóng vai trò lớn trong việc phát triển và nuôi dưỡng kỹ năng giao tiếp của trẻ. Trong cuốn sách mang tựa đề "10 điều mạnh mẽ để nói với trẻ: Tạo các mối quan hệ bạn muốn với những người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn”, của tác giả Paul Axtell - người có hơn 35 kinh nghiệm tư vấn và huấn luyện kỹ năng giao tiếp, tác giả nhấn mạnh đến những câu nói phụ huynh nên nói với trẻ, theo Parenting.
Con là người học nhanh
Học tập là tự nhiên. Trẻ thú vị về điều này. Học là chơi với chúng. Những gì bạn nói với chúng sớm ảnh hưởng đến cách chúng nghĩ về việc học tập sau này.
Cảm ơn con
Lịch sự là biểu hiện của sự tôn trọng. Những kỹ năng xã hội rất quan trọng trong cuộc sống, và cách đào tạo tốt nhất cho sự khéo léo và duyên dáng nên được bắt đầu từ sớm.
Hãy nói cho cha/mẹ biết thêm
Đây là yêu cầu chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng của chúng với cha/mẹ. Nó cũng bao gồm việc học để lắng nghe, và cũng là điều cho thấy cha/mẹ quan tâm chúng.
Hãy đọc
Việc đọc sách cho con trẻ nghe mang lại rất nhiều lợi ích. Nó giúp chúng xây dựng các kỹ năng cần có để thành công trong cuộc sống. Nó cũng làm phong phú thêm mối quan hệ của bạn và giúp chúng cảm thấy thích học. 
Ai cũng đều mắc lỗi
Không ai hoàn hảo. Đối phó với những vấn đề và học hỏi từ những sai lầm là những kỹ năng sống quan trọng. Thất bại là cơ hội để trẻ biết làm thế nào để chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình.
Cha/mẹ xin lỗi
Mỗi khi làm lỗi, bất cứ ai trong gia đình cũng phải biết nhận lỗi, để trẻ học cách biết nhận lỗi khi mình có lỗi.
Con nghĩ gì?
Hãy tạo cơ hội cho trẻ trở thành một phần trong các cuộc trò chuyện trong gia đình để thực hiện các kỹ năng ra quyết định và bắt đầu phải chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình. Bày tỏ những gì bạn suy nghĩ và hỏi con những gì con muốn là những kỹ năng cơ bản giúp ích cho trẻ sau này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.