Triển lãm về cổ vật triều Nguyễn

24/05/2013 09:51 GMT+7

Với chủ đề Bảo tàng: Ký ức + Sáng tạo = Thay đổi xã hội, đã được Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế (thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế) cụ thể hóa qua 3 cuộc trưng bày về cổ vật và triển lãm tác phẩm nghệ thuật về phong cảnh di tích Huế vừa cùng mở cửa.

Với chủ đề Bảo tàng: Ký ức + Sáng tạo = Thay đổi xã hội, đã được Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế (thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế) cụ thể hóa qua 3 cuộc trưng bày về cổ vật và triển lãm tác phẩm nghệ thuật về phong cảnh di tích Huế vừa cùng mở cửa.

Tại Phòng thông tin chuyên đề của Bảo tàng Cổ vật Huế, trưng bày 42 hiện vật trong số cổ vật vừa được bà Monie Phương (cháu ngoại vua Thành Thái) hiến tặng trong tháng 4.2013 vừa qua (gồm 5 sắc phong thần thời Nguyễn, 228 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20). Được biết, từ năm 2012 đến nay, Bảo tàng Cổ vật Huế đã tiếp nhận trên 100 hiện vật từ tư nhân với nhiều chất liệu khác nhau. Bảo tàng đã thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề mang tên Cổ vật hiến tặng, nhằm tôn vinh các cá nhân đã tích cực đóng góp vào công cuộc xã hội hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cũng như tạo cơ hội cho du khách được tiếp cận với hiện vật lịch sử quý hiếm.

Triển lãm về cổ vật triều Nguyễn
Cổ vật gốm sứ - Ảnh: L.C.D

Cũng trong khuôn viên Bảo tàng Cổ vật Huế còn có một góc riêng dành để triển lãm tranh phong cảnh về di tích Huế, mang tên Dấu thời gian. Tại đây trưng bày 28 tác phẩm vừa được 15 họa sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Thừa Thiên - Huế hoàn thành trong đợt điền dã sáng tác tại lăng Tự Đức  giữa tháng 5 vừa qua. Không gian tranh Dấu thời gian tạo nên sự tương tác tích cực giữa người nghệ sĩ - du khách - di sản, từ đó góp phần tích cực trong việc phát huy giá trị di tích, quảng bá về di sản cố đô Huế; là minh họa sinh động cho nội dung chủ đề của ngày quốc tế bảo tàng năm nay.

Phòng trưng bày về Phiên bản ấn vàng và văn bản hành chính triều Nguyễn, tổ chức tại Điện Thái Hòa (Đại nội, Huế) giúp du khách hình dung về một loại cổ vật đặc biệt, gắn liền với quá trình điều hành và quản lý nhà nước thời quân chủ. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng, bạc (kim bảo) hoặc chế tác từ ngọc quý (ngọc tỷ) nhưng đã bị thất lạc khá nhiều. 11 phiên bản ấn chỉ triều Nguyễn được trưng bày lần nầy là kết quả nghiên cứu và chế tác thành công của nghệ nhân Trần Độ ở làng gốm Bát Tràng trên chất liệu gốm thếp vàng theo tỷ lệ 1/1, lấy từ tiêu bản gốc đang lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử VN.       

Lê Công Doanh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.