Loạn thu các loại quỹ

08/07/2015 11:28 GMT+7

“Thấy tổ trưởng tổ dân phố yêu cầu nộp tới 8 loại quỹ, tôi phát “choáng” nhưng vẫn phải nộp vì người thu nói rằng đây là quy định của phường”, một người dân bức xúc.

“Thấy tổ trưởng tổ dân phố yêu cầu nộp tới 8 loại quỹ, tôi phát “choáng” nhưng vẫn phải nộp vì người thu nói rằng đây là quy định của phường”, một người dân bức xúc.

Loạn thu các loại quỹ
Phản ánh tới Báo Thanh Niên, một cư dân ở P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, gia đình chị phải đóng tới gần chục loại quỹ như: quỹ vì thẻ thơ, vì người nghèo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng cao; chăm sóc người già, quỹ hội CTĐ, hội phụ nữ, quỹ hoạt động tổ…
Đáng nói những quỹ này đều phải đóng với mức thu bắt buộc với khoản thấp nhất là 20.000 đồng, cao nhất tới 150.000 đồng.
“Khi tôi thắc mắc thì được người thu giải thích là quy định của phường, có thông báo công khai của tổ trưởng tổ dân phố”, người dân này nói.
Tại Hà Nội, theo phản ánh của nhiều hộ dân, thì hiện tượng loạn thu các loại quỹ diễn ra ở rất nhiều nơi. Ông Ngô Tiến Đ., nhà ở Q.Cầu Giấy cho biết, gia đình ông cũng phải đóng rất nhiều loại quỹ. “Tôi thấy mỗi lần thu quỹ, họ chỉ ghi chép trong một cuốn sổ, không thấy có biên lai hay chứng từ gửi lại người dân.
Cũng chưa bao giờ thấy phường thông báo số tiền đó được sử dụng như thế nào, cho ai và mục đích gì”, ông Đ. chia sẻ.
Vẫn theo ông Đ., mới đây phường kêu gọi ủng hộ tiền mua bò hỗ trợ người nông dân.
“Tôi cũng không biết là họ mua bò bao nhiêu tiền, hỗ trợ cho ai và như thế nào. Chỉ biết họ đến từng nhà vận động để thu thôi”, ông Đ phản ánh.
Chị N.B.Đ.N (trú tại Ba Đình, Hà Nội) cũng phản ánh, có nhiều quỹ tự nguyện nhưng chị vẫn phải đóng theo mức quy định. Đặc biệt, có những quỹ như quỹ phòng chống lụt bão, quỹ vì người nghèo, chị đã đóng một ngày lương theo quy định tại cơ quan, kể cả chồng chị cũng vậy. Nhưng về tổ dân phố lại tiếp tục phải đóng.
Phải có biên lai, chứng từ Theo khảo sát của PV Thanh Niên, có những loại quỹ do dân tự nguyện đóng góp nhưng thực tế nhiều nơi thu theo kiểu bắt buộc, bởi tổ trưởng dân phố đến từng nhà bắt nộp theo mức thu được thông báo sẵn (ảnh).
Nhiều phường, xã còn giao chỉ tiêu cho tổ trưởng dân phố để làm chỉ tiêu thi đua.
Giải đáp về hiện tượng trên, ông Vũ Đức Hội, Trưởng phòng Quản lý Ngân sách địa phương (Vụ Tài chính Ngân sách, Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay có một số loại quỹ như quỹ quốc phòng an ninh (được thành lập theo nghị định 58 của Chính phủ ngày 1.6.2010), đóng góp tự nguyện nhưng mức thu lại do Hội đồng nhân dân quản lý nên có thể mỗi nơi vận động thu theo các mức khác nhau.
Các loại quỹ khác như quỹ phòng chống thiên tai, (thực hiện theo nghị định 94 ngày 17.10.2014), thì bắt buộc đối với cán bộ công chức, người lao động trong doanh nghiệp. Còn tổ chức, cá nhân khác thì tham gia đóng góp tự nguyện.
Tuy nhiên, “khi thu các loại quỹ phải thực hiện theo quy định hiện hành, thu nộp phải có hướng dẫn rõ ràng và phải có biên lai, chứng từ cho người dân”, ông Hội khẳng định. Cũng theo ông Hội thì các loại quỹ ủng hộ người nghèo, trẻ em, người khuyết tật... tại địa phương đều là quỹ tự nguyện, không bắt buộc.
Theo tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia tài chính, tình trạng loạn quỹ, mỗi nơi thu một kiểu, mỗi đối tượng một mức khác nhau là do quy định không thống nhất, luật thì nói tự nguyện, nhưng về tỉnh hướng dẫn lại bắt buộc.
Để các loại quỹ phát huy hiệu quả, theo ông Long cần sửa quy định cho thống nhất. Đồng thời, khi thu quỹ cần có trao đổi, thống nhất với người dân và tuân theo quy định của pháp luật là phải có biên lai, chứng từ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.