Nặng gánh họ hàng

22/05/2015 06:43 GMT+7

(TNTS) Em đến bù đầu mất thôi. Có cảm giác mọi người cứ coi mình là cái ngân hàng để đến vay, đến rút tiền hay sao ấy. Mà ngân hàng người ta còn gửi tiền vào, đằng này chỉ rút ra thôi...”, chị Phượng tấm tức nói với chồng.

(TNTS) Em đến bù đầu mất thôi. Có cảm giác mọi người cứ coi mình là cái ngân hàng để đến vay, đến rút tiền hay sao ấy. Mà ngân hàng người ta còn gửi tiền vào, đằng này chỉ rút ra thôi...”, chị Phượng tấm tức nói với chồng.

Nặng gánh họ hàngMinh họa: Văn Nguyễn
Anh Tiến cũng ái ngại cho vợ. Dù nhà có chuỗi cửa hàng kinh doanh vải và vài căn hộ cho thuê, vợ anh giỏi giang buôn bán nên tiền bạc không phải là thiếu, nhưng những năm gần đây, khi ba mẹ chị Phượng đi định cư ở nước ngoài cùng người anh cả, giao phó cho chị đứng ra lo toan nhiều chuyện trong gia đình, họ hàng, thì chị trở thành trung tâm để mọi người ở quê... túm vào.
Là cháu ruột, sống ở miền Nam từ nhỏ, không biết nhiều về các ông bà, cô chú ngoài quê, nhưng vốn sẵn tính tốt bụng, nhân hậu, sống vì mọi người, lại nhận trách nhiệm với ba mẹ, nên dù bận rộn, chị Phượng vẫn dành thời gian, công sức và tiền của cho những việc to việc nhỏ mà ông bà, cô chú, thím dì, các cháu... ở quê nhờ vả, gửi gắm. Thỉnh thoảng chị lại để nhà cửa cho chồng lo để về quê xây mộ, giỗ quảy, dự đám cưới, “họp” họ...; thỉnh thoảng chị lại ra ngân hàng gửi tiền cho cháu này vào đại học, cháu kia sinh con, bà thím nằm viện... Rồi từ việc hiếu hỉ trách nhiệm, dần dà ai có việc gì cũng gọi cho chị, lúc xin, lúc vay, lúc nửa xin nửa vay, mà đến giờ hầu hết chẳng ai trả lại. Những khoản tiền “yêu cầu”, năn nỉ cũng ngày một lớn thêm.
Năm ngoái, bà dì khóc lóc chuyện bị giật hụi mất mấy trăm triệu, không có một ít trả nóng thì bị người ta kiện đi tù, nên chị phải “cho vay” ngay trăm triệu “cứu” dì. Ngay tháng sau, cô út thống thiết van nài xin chị lo mấy ngàn đô để thằng cháu vừa thi trượt đại học được đi lao động xuất khẩu ở Nhật, bởi nó dọa sẽ... tự tử hoặc chích xì ke nếu không được đi. Cô cũng nhắc khéo đến khoản tiền nghe nói Phượng đã chi ra để “cứu” bà dì bên ngoại trước đó, không biết vì sao cô biết. Nhà bên ngoại cho tiền mà không cho bên nội thì ba cháu sẽ buồn, còn cô, dẫu phải đi ăn mày để lo đủ tiền cho thằng con trai duy nhất cô cũng làm. Rồi hồi đầu năm nay, ông chú điện thoại than thở vợ chồng đứa con gái ly hôn, con gái chú ôm con về nhà, nhà thì chật chội dột nát, không xây thêm cái phòng thì mẹ con nó không biết ở đâu. Nói một hồi, chú đưa ra con số cụ thể cũng gần trăm triệu. Mới đây nhất, bà dì lại điện thoại, nói chồng dì chắc bị ung thư, có lẽ sống không bao nhiêu, bây giờ bác sĩ bảo phải mổ, mà bán nhà thì bọn chủ nợ nó sẽ kéo đến... Chỉ còn cách đã cứu dì thì cứu cho trót, dù sao dì cũng là em gái duy nhất của mẹ cháu... Chưa hết lo lắng, Phượng lại nhận được điện thoại của ba, ông nói: “Ba nhận lời bác cả rồi, bác cả mang tiếng là giàu nhất họ ngoài ấy, nhưng giàu là giàu ở nhà quê, làm gì có tiền đi du lịch nước ngoài. Ba nói, ba hứa sẽ cho vợ chồng bác cả đi Nhật chơi một chuyến dối già, nên con gửi tiền ra cho bác nhé”.
Những khoản tiền có vẻ càng ngày càng phát sinh thêm. Không chỉ là chuyện xui rủi hay chuyện giúp đỡ khó khăn nữa, bây giờ là cả chuyện đi du lịch, chuyện cho người này thì phải cho người khác, chuyện “xin đường vòng” sang ba mẹ để ông bà ép về.
Vợ chồng chia sẻ với nhau, anh Tiến chỉ biết khuyên vợ hãy chọn lọc hơn khi giúp đỡ gia đình bên ngoại, chắc cũng phải có lúc nói lời từ chối, chứ mãi kiểu này thì thật nặng gánh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.