Những câu chuyện khoa học kỳ thú nhất năm 2012

27/12/2012 21:05 GMT+7

(TNO) Sự phát hiện hạt hạ nguyên tử, những loài nhện mới hay chuyến chinh phục sao Hỏa... nằm trong những câu chuyện khoa học kỳ thú nhất năm 2012.

(TNO) Sự phát hiện hạt hạ nguyên tử, những loài nhện mới hay chuyến chinh phục sao Hỏa... nằm trong những câu chuyện khoa học kỳ thú nhất năm 2012, theo tạp chí Wired.

Cơ hội cuối ngắm sao Kim đi ngang mặt trời

Vào ngày 5.6, một sự kiện thiên văn hiếm hoi đã thu hút sự quan tâm của hàng triệu người trên thế giới. Sao Kim đi ngang qua mặt trời lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng trong thế kỷ 21.

Bỏ qua sự kiện lần này, phải đợi đến năm 2117, thế giới mới một lần nữa chiêm ngưỡng được vũ điệu ballet đặc biệt của sao Kim.

Những câu chuyện khoa học kỳ thú nhất năm 2012 1
Hiện tượng thiên văn hiếm có trong đời người - Ảnh: NASA

Nhện biết dựng “hình nộm”

Hằng năm, có ít nhất một loài nhện lọt vào danh sách những phát hiện ấn tượng nhất trong năm. Cách đây không lâu, một loại nhện mới đã được tìm thấy nằm sâu trong rừng rậm Peru, với khả năng dùng lá cây, xác côn trùng và những vật vụn khác để dựng thành hình một con nhện to đùng. Và con nhện nhỏ bé chỉ cần nằm giữa mạng lưới và điều khiển hình nộm này mỗi khi bị đe dọa.

Những câu chuyện khoa học kỳ thú nhất năm 2012 2
Con nhện mồi được chắp vá từ nhiều mẩu lá và những mảnh vụn trong rừng - Ảnh: Phil Torres

Cộng đồng vật lý náo động vì “hạt của Chúa

Vào ngày 20.6, tin đồn về sự phát hiện của hạt hạ nguyên tử Higgs đã kích hoạt cơn địa chấn trong giới khoa học. Đến ngày 4.7, các nhà vật lý học tại Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu u (CERN) đã chính thức công bố về sự tồn tại của một hạt rất giống hạt Higgs. Dù đến nay các chuyên gia vẫn chưa gọi nó là hạt Higgs, nhưng thông tin xung quanh phát hiện mới đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của vô số độc giả.

Những câu chuyện khoa học kỳ thú nhất năm 2012 3
Dữ liệu giúp phát hiện hạt Higgs boson trong Máy Gia tốc hạt lớn - Ảnh: CERN

Curiosity chinh phục sao Hỏa

Hàng triệu người đã dán mắt vào màn hình để chứng kiến thời khắc quan trọng trong sứ mệnh khai phá sao Hỏa của NASA: đáp thiết bị tự hành Curiosity lên bề mặt hành tinh đỏ vào ngày 6.8.

Kể từ đó, Curiosity đã truyền những dữ liệu ấn tượng về hành tinh này. Thiết bị tự hành sẽ tiếp tục chuyến du hành kéo dài hai năm rưỡi đến đỉnh Sharp, tìm kiếm những hợp chất hữu cơ và dấu hiệu của sự sống, dù ở quá khứ hay hiện tại.

Đến nay, sứ mệnh trên được đánh giá hết sức thành công, khuyến khích NASA lắp ráp thiết bị du hành mới dựa trên những phần còn lại của Curiosity. Thiết bị mới sẽ được gửi đến sao Hỏa vào năm 2020.

Những câu chuyện khoa học kỳ thú nhất năm 2012 4
Curiosity đã hạ cánh an toàn trên sao Hỏa - Ảnh: NASA

Giải mã gien bào thai

Vào tháng 6, các nhà nghiên cứu của Trường đại học Washington tại Seattle (Mỹ) đã tuyên bố giải mã thành công bộ gien của bào thai, dù chỉ dựa trên những mẩu DNA trôi nổi trong máu của người mẹ.

Khác với những kỹ thuật trước đây, phương pháp mới hoàn toàn không xâm nhập, và do đó không gây nguy hiểm nào cho thai nhi. Các chuyên gia cho hay phương pháp xét nghiệm mới có thể sẽ sớm được triển khai tại các phòng khám trong vòng năm năm nữa.

Những câu chuyện khoa học kỳ thú nhất năm 2012 5
Kỹ thuật mới cho phép các bậc cha mẹ biết được tình trạng di truyền của thai nhi - Ảnh: Biagio Azzarelli

Hạo Nhiên

>> Tiểu hành tinh khổng lồ sẽ “tha” Trái đất
>> Săn hành tinh giống Trái đất
>> Vẻ đẹp lung linh của Trái đất trong đêm
>> Hành tinh như Trái đất phổ biến hơn ta vẫn nghĩ  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.