“Áo chắn lạnh” của chim cánh cụt

10/03/2013 03:45 GMT+7

Đội ngũ chuyên gia Anh - Pháp đã phát hiện một số bí mật không thể nào ngờ đến của loài chim cánh cụt ở Nam cực.

Khi dùng camera cảm nhiệt hồng ngoại soi vào một nhóm chim cánh cụt hoàng đế, họ bất ngờ khi thấy lớp lông ngoài của loài chim này trên thực tế lại lạnh hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh. Có vẻ như đây là phương pháp giữ ấm an toàn nhất trong điều kiện lạnh lẽo tại Nam cực. ”Chúng tôi không nghĩ rằng một loài máu nóng có thể duy trì nhiệt độ bề mặt lạnh hơn cả không khí xung quanh chúng”, AFP dẫn lời Trưởng nhóm nghiên cứu Dominic McCafferty của Đại học Glasgow. Các chuyên gia cho rằng sự bất thường này là kết quả của hiện tượng gọi là “làm mát bức xạ cực độ”, theo báo cáo trên chuyên san Biology Letters. Nhóm chuyên gia còn phát hiện một số bộ phận trên cơ thể chim cánh cụt vẫn xoay xở được để giữ ấm, bao gồm mắt, nhờ vào các vòng mạch máu đặc biệt bao quanh.

“Áo chắn lạnh” của chim cánh cụt
Ảnh: Antarctica Bound

Thụy Miên

>> Cô sinh viên và "Chim cánh cụt biết bay
>> Bị phạt 1.000 USD vì bắt trộm chim cánh cụt
>> Phát hiện chim cánh cụt khổng lồ thời tiền sử
>> Hóa thạch chim cánh cụt 25 triệu năm tuổi
>> Phát hiện chim cánh cụt trắng cực quý 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.