Ánh sáng từ những ngôi sao đầu tiên

04/11/2012 03:40 GMT+7

Các nhà thiên văn học đã bắt được ánh sáng từ những ngôi sao đầu tiên của vũ trụ.

Ngay sau sự kiện Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỉ năm, vũ trụ nguội lại cho phép các nguyên tử hình thành, và chúng đã kết hợp để cho ra đời những ngôi sao đầu tiên.

Khi tượng hình, ánh sáng của chúng lan tỏa khắp vũ trụ sơ khai, tạo nên quầng sáng tích tụ từ nhiều ngôi sao và di chuyển xuyên qua thời gian cũng như không gian. Và đến nay, quầng sáng đó đã lọt vào tầm quan sát của trái đất. Các chuyên gia của Phòng Thí nghiệm gia tốc quốc gia SLAC tại California đã tách được ánh sáng từ những ngôi sao đời đầu trong chùm khổng lồ các tia sáng tổng hợp trên.

Họ không đo đạc được quầng sáng trên trực tiếp, mà thông qua phân tích các kết quả đo đạc những hố đen xa xôi do kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi cung cấp. Theo báo cáo trên chuyên san Science, các ngôi sao trên tồn tại lúc vũ trụ mới 600 triệu tuổi hoặc hơn. Không giống như sao thời hiện đại, những ngôi sao đời đầu thật sự to lớn, với khối lượng gấp hàng trăm lần mặt trời của chúng ta.

Chúng sáng chói hơn, đồng thời chu kỳ sống cũng ngắn hơn hậu duệ ngày nay.

Thụy Miên

>> LHC sẽ không hủy hoại Trái đất
>> Phát hiện hành tinh kim cương lớn gấp đôi Trái đất
>> Sát thủ trái đất" sẽ tha địa cầu
>> Dự án cứu trái đất
>> Siêu bão vũ trụ từng ập xuống trái đất

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.