Đi chợ... đánh nhau cầu may

24/02/2015 16:43 GMT+7

(TNO) Chợ Chuộng ở Thanh Hóa mỗi năm chỉ họp một lần vào ngày 6 tháng giêng. Đây là phiên chợ mua may bán rủi độc nhất vô nhị: người đi chợ phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều…

(TNO) Chợ Chuộng ở Thanh Hóa mỗi năm chỉ họp một lần vào ngày 6 tháng giêng. Đây là phiên chợ mua may bán rủi độc nhất vô nhị: người đi chợ phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều…

Đi chợ... đánh nhau cầu may Từ sáng sớm, rất đông người dân quanh vùng đã đến tham gia phiên chợ Chuộng
Sáng nay 24.2 (tức ngày 6 tháng giêng năm Ất Mùi), người dân ở các huyện Đông Sơn, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa (Thanh Hóa) và du khách thập phương đã về bãi đất trống bên cạnh sông Hoàng, thuộc làng Giang, xã Đông Hoàng (huyện Đông Sơn) dự phiên chợ Chuộng.
Sáng sớm, họp chợ chủ yếu là những người già của xã Đông Hoàng đến mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...
Gần trưa, phiên chợ mỗi lúc một thêm đông với hàng ngàn người dân tứ xứ, chủ yếu là thanh niên từ các ngã đường tấp nập đổ về chợ Chuộng. Và bắt đầu từ lúc này, trong chợ liên tục xảy ra các màn gây sự để… đánh nhau. Người ta có thể đánh nhau với bất kỳ lý do gì, với bất kỳ ai.
Ban đầu chỉ vài thanh niên dùng cà chua, táo úng ném nhau, dần dần hàng trăm thanh niên cùng hùa nhau dùng cà chua, táo úng và thậm chí cả trứng thối ném vào đám đông, gây náo động cả một phiên chợ. Hầu hết người tham gia phiên chợ bị cà chua dính trên quần áo, đầu tóc…
Và để ngăn chặn không để việc đánh nhau cầu may gây ra hậu quả nghiêm trọng, năm nay Công an huyện Đông Sơn đã tăng cường lực lượng, phối hợp cùng chính quyền địa phương bảo đảm an toàn cho người dân tham dự phiên chợ.
Truyền thuyết chợ Chuộng
Nhiều cụ cao niên trong vùng cũng không biết phiên chợ này xuất hiện từ bao giờ, nhưng nó gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi. Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng. Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.
Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm cho quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.
Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để “cầu may”, cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...
Đi chợ... đánh nhau cầu may2 Chỉ trong thời gian ngắn, bãi đất trống ven sông Hoàng đã hình thành phiên chợ đông đúc với cả ngàn người
Đi chợ... đánh nhau cầu may3 Người ta đem đến chợ bán những sản phẩm nhà nông và mua về những thứ hàng quà dân dã để cầu may
Đi chợ... đánh nhau cầu may4
Đi chợ... đánh nhau cầu may5
Đi chợ... đánh nhau cầu may6Những thanh niên tìm cách gây sự đánh nhau để… cầu may
Đi chợ... đánh nhau cầu may7Mưa cà chua bắt đầu...
Đi chợ... đánh nhau cầu may8
Đi chợ... đánh nhau cầu may10Bỏ chạy khỏi phiên chợ vì bị ném cà chua
Đi chợ... đánh nhau cầu may9Lực lượng công an thường trực và có mặt kịp thời giải tán các nhóm thanh niên quá khích
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.