Chụp ảnh tiếng nổ siêu thanh của máy bay chiến đấu

27/08/2015 05:25 GMT+7

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang sử dụng kỹ thuật chụp ảnh đã 150 năm tuổi để ghi lại những hình ảnh ấn tượng về các đợt sóng xung kích tỏa ra từ các máy bay siêu thanh.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang sử dụng kỹ thuật chụp ảnh đã 150 năm tuổi để ghi lại những hình ảnh ấn tượng về các đợt sóng xung kích tỏa ra từ các máy bay siêu thanh.

Một bức ảnh ấn tượng khi máy bay bứt phá bức tường âm thanh - Ảnh: NASA
Một bức ảnh ấn tượng khi máy bay bứt phá bức tường âm thanh - Ảnh: NASA
Kỹ thuật này, gọi là “ảnh schlieren”, cho phép bắt được những thay đổi trong cái gọi là thước đo khúc xạ của không khí, chỉ tốc độ ánh sáng trong một môi trường được định sẵn.
Do sóng xung kích đại diện cho sự thay đổi bất ngờ và rõ ràng trong thước đo khúc xạ, chúng có thể hiển thị trong các bức ảnh schlieren. NASA hy vọng kỹ thuật này sẽ giúp cơ quan này lập nên mô hình giúp kìm chế bớt âm thanh phát ra từ những tiếng nổ siêu thanh, mở đường cho sự ra đời của “hậu duệ Concorde”.
“Việc giảm độ ồn của tiếng nổ gây ra khi máy bay siêu thanh va chạm không khí là trở ngại lớn nhất trong việc giới thiệu trở lại các đường bay siêu thanh”, theo Space.com dẫn lời Peter Coen, đứng đầu dự án Tốc độ cao của NASA.
Ảnh Schlieren đã được phát minh vào năm 1864 nhờ vào công của nhà vật lý người Đức August Toepler, nhưng chỉ được dùng để chụp ảnh sóng xung kích ở mô hình máy bay nhỏ trong những đường ống thông gió. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, NASA đã cải thiện và phát triển những dạng kỹ thuật ghi ảnh mới để chụp được những sóng xung kích ở các phi cơ đầy đủ kích thước khi bay. Cơ quan này đã ghi lại ảnh đột phá bức tường âm thanh của F-18, với tốc độ nháy lên đến 109 khung hình/giây khi máy bay đạt Mach 1,09. Các máy bay chiến đấu như F-15 cũng trở thành mục tiêu của NASA trong dự án đầy tham vọng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.