Câu chuyện huyền bí về kim cương

04/07/2015 05:17 GMT+7

(TNTS) Một thiên thạch rơi vào bầu khí quyển trái đất và nổ tung trên sa mạc Nubian ở Sudan, tạo ra vô số mảnh vụn chứa đầy kim cương với kích thước lớn.

(TNTS) Một thiên thạch rơi vào bầu khí quyển trái đất và nổ tung trên sa mạc Nubian ở Sudan, tạo ra vô số mảnh vụn chứa đầy kim cương với kích thước lớn.

Câuchuyện huyền bí về kim cương
Kim cương từ trên trời rơi xuống
Thiên thạch mang tên Almahata Sitta đã rơi xuống trái đất cách đây vài năm. Theo BBC, Almahata Sitta là thiên thạch đầu tiên được phát hiện và theo dõi trước khi rơi xuống trái đất.
Ngay sau đó, nhiều người đã đổ xô tới khu vực để săn tìm các mảnh vỡ thiên thạch và nhận ra chúng chứa nhiều kim cương. Đây là thiên thạch chứa kim cương lớn nhất từ trước tới nay. Theo giới khoa học, trong không gian, khi các tiểu hành tinh va chạm, tạo ra lực ép những nguyên tử carbon lại với nhau và hình thành những viên kim cương. Tuy nhiên, những viên kim cương trong Almahata Sitta có kích thước lớn nên chúng không được hình thành theo cách thông thường trên. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia kết luận kim cương trong Almahata Sitta tồn tại từ trước khi thiên thạch này va chạm với trái đất.
Ngoài kim cương trong thiên thạch Almahata Sitta, Công ty khai thác mỏ Alrosa đã phát hiện một hòn đá có kích thước nhỏ hơn quả bóng chày chứa hơn 30.000 viên kim cương tại Nga. Theo tờ The Telegraph, hòn đá có các màu đỏ, xanh lá cây nằm bên trong mỏ kim cương Udachnaya và nó tập trung kim cương cao hơn bình thường gấp 1 triệu lần. Khi lấy hòn đá lên khỏi mặt đất, những người thợ mỏ thấy nó khác lạ. Sau khi quét tia X-quang, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều viên kim cương nằm bên trong. Do số lượng viên kim cương lớn nhưng chúng lại quá nhỏ nên không thể chế tác thành các món đồ trang sức. Vì thế, hòn đá này đã được tặng cho Viện Hàn lâm khoa học Nga để phục vụ cho việc nghiên cứu.
Câu chuyện huyền bí về kim cương 2Một mảnh thiên thạch Almahata Sitta - Ảnh: NASA
Câu chuyện huyền bí về kim cương 3Côn trùng hóa thạch trong hổ phách - Ảnh: Meduza
Mỏ “kim cương máu”
Theo trang tin Meduza, hổ phách được mệnh danh là “kim cương máu” vì sự quý giá cùng với những bất hạnh mà nó mang lại cho nhiều thợ khai thác. Kaliningrad là vùng lãnh thổ của Nga nằm giữa Lithuania và Ba Lan, bên bờ biển Baltic. Nhà máy hổ phách Kaliningrad là doanh nghiệp duy nhất còn lại trên thế giới về lĩnh vực công nghiệp khai thác và gia công hổ phách.
Mỏ “kim cương máu” lớn nhất thế giới nằm tại Kaliningrad và 90% hổ phách trên toàn cầu có nguồn gốc từ vùng này. Hổ phách là nhựa một loài thông cổ đã hóa thạch sau hàng triệu năm. Đây là những khối vật chất đặc biệt, nhìn trong suốt với màu rất đẹp và chúng thường bao lấy lá cây, cỏ hoặc côn trùng nhỏ. Hổ phách thường có màu vàng và khi đốt nóng, nó tỏa mùi hương thơm rất quyến rũ. Giá hổ phách phụ thuộc vào màu sắc, độ trong suốt, các vết nứt, bong bóng khí, lá cây, cỏ hoặc côn trùng hóa thạch bên trong. Một viên hổ phách lớn có giá trị tương đương một thỏi vàng cùng trọng lượng và những người thợ khai thác thường tìm loại đá quý này ở dưới đáy những đầm bùn tại Kaliningrad.
Câu chuyện huyền bí về kim cương 4Những người đi đào hổ phách tại Kaliningrad - Ảnh: novini
Họ xả nước bùn sang đầm bên cạnh và sục ở dưới đáy đầm lên một lớp đất xanh có niên đại khoảng 50 triệu năm, chứa hổ phách. Những lớp đất xanh có độ dày từ vài cm tới vài mét và chúng nằm ngầm dưới đất dọc theo đường bờ biển cũng như xung quanh Kaliningrad ở các độ sâu khác nhau. Loại đá quý này đã thu hút nhiều người dân địa phương. Alexander, một thợ khai thác cho hay cứ 3 người dân địa phương thì có 1 người đi đào hổ phách. Những thợ đào hổ phách phải đứng ngâm mình trong nước lạnh suốt nhiều giờ liền, nên họ thường bị mắc các bệnh nghề nghiệp như đau lưng, suy thận. Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với những nguy hiểm vì các đầm gần biển có thể lún sụt, cuốn theo sinh mạng của hàng chục thợ đào. Tại đây, luật pháp lỏng lẻo đã khiến việc khai thác hổ phách trái phép nhanh chóng lan rộng. Nếu tìm được một viên hổ phách chất lượng cao, họ có thể bán được với giá 4.000 USD, nhưng nếu bị bắt, những người khai thác trái phép chỉ phải nộp phạt 5,8 USD.
Tại Kaliningrad, những người đi đào hổ phách có thể kiếm được từ 2.000 - 3.800 USD/tháng và đây là mức thu nhập hấp dẫn so với làm các nghề khác trong vùng. Meduza dẫn lời người dân địa phương cho hay một thanh niên may mắn đã tìm thấy 300 kg hổ phách trị giá gần 33.000 USD ngay trong ngày đầu tiên đi đào. Tuy nhiên, chi phí cho việc khai thác hổ phách cũng đắt đỏ. Một đêm đào hổ phách tại mỏ có chi phí 1.000 USD và tại những địa điểm tốt cho việc khai thác, số tiền này có thể lên tới 56.000 USD/tháng.
Theo tờ Business Standard, Stephen E.Haggerty, một nhà địa chất Mỹ đã phát hiện cây Pandanus candelabrum ở Liberia, châu Phi, có hình dạng gần giống cây cọ chỉ mọc trên những vùng đất có chứa kim cương. Haggerty làm việc tại Đại học Quốc tế Florida ở thành phố Miami, Mỹ, và ông đã phát hiện ra đặc tính trên khi đi tìm đá kimberlite, vốn là một loại đá núi lửa thỉnh thoảng có chứa kim cương. Haggerty nhận thấy loài cây trên chỉ mọc ở những vùng đất chứa kimberlite và hiện nay, loại đá này là một nguồn khai thác kim cương. Hơn nữa, vùng đất giàu kimberlite cũng chứa những tàn tích từ các vụ phun trào núi lửa. Do vậy, đất đai rất màu mỡ và chứa nhiều magiê, kali, phốt pho, những khoáng chất này giống như một nguồn phân bón tốt cho loài cây phát triển. Ngoài ra, đặc tính trên của loài cây sẽ giúp nhanh chóng tìm ra những địa điểm chứa kim cương để phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.