Đến lượt kinh tế Singapore chững lại

05/01/2016 11:58 GMT+7

Kinh tế Singapore ước tính tăng trưởng ở mức 2,1% trong năm 2015, mức tăng tệ nhất tính từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, theo thống kê chính thức từ đảo quốc này.

Kinh tế Singapore ước tính tăng trưởng ở mức 2,1% trong năm 2015, mức tăng tệ nhất tính từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, theo thống kê chính thức từ đảo quốc này.

Một góc đường tại Singapore trang hoàng để đón chào năm mới 2016 - Ảnh: AFP Một góc đường tại Singapore trang hoàng để đón chào năm mới 2016 - Ảnh: AFP
AFP cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore trong năm 2015 ứng với dự báo “gần 2%” được chính phủ nước này đưa ra trước đó.
Tăng trưởng GDP của Singapore đã giảm 0,6% trong năm 2009, giai đoạn diễn ra khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng đã hồi phục mạnh mẽ trở lại ngay năm sau đó, với mức tăng trưởng ấn tượng 15,2%.
Bộ Thương mại Singapore đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2016 là vào khoảng từ 1% đến 3%.
Lĩnh vực sản xuất của Singapore, vốn chiếm khoảng 1/5 tỷ trọng nền kinh tế, cũng đã giảm 6% trong quý 4/2015 và đây là lần giảm thứ tư liên tiếp tính theo quý.
Tính cả năm 2015, sản xuất đã giảm 4,8% do lượng tiêu thụ đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như chất bán dẫn và các sản phẩm cơ khí có độ chính xác cao trở nên suy yếu, theo báo cáo của Bộ Thương mại Singapore.
Nhu cầu đối với giàn khoan dầu cũng đã giảm mạnh do giá dầu thô tuột dốc kéo dài đã ảnh hưởng hoạt động dò tìm.
Singapore hiện là nhà lắp đặt giàn khoan 3 chân cắm hàng đầu thế giới, nắm giữ đến 70% thị phần toàn cầu.
Tác động tiêu cực từ sự suy yếu của lĩnh vực sản xuất trong năm 2015 được giảm thiểu nhờ 2 mảng, đó là xây dựng và dịch vụ.
Xây dựng của Singapore đã tăng trưởng 7%, còn dịch vụ trong quý 4 cũng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, hãng phân tích Capital Economics (Anh) nghi ngờ khả năng duy trì mức tăng trưởng của ngành xây dựng Singapore trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ.
“Lãi vay tăng cao nhiều khả năng sẽ làm suy yếu thị trường nhà đất và gây khó khăn cho lĩnh vực xây dựng”, Capital Economics bình luận.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã từng đưa ra cảnh báo về tình hình kinh tế suy yếu trong thông điệp chúc mừng năm mới hồi tuần trước.
“Nền kinh tế của chúng ta đang chậm lại và đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp. Chúng ta chẳng thể kỳ vọng sẽ có một tiến trình thuận lợi trước mắt”, ông Lý phát biểu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.