TNO

Cuộc đua dùng máy bay diệt vệ tinh Mỹ - Liên Xô

07/08/2015 06:00 GMT+7

(Tin Nóng) Những năm 1980, Mỹ và Liên Xô đều tiến hành chương trình dùng máy bay phóng tên lửa diệt vệ tinh. Trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chỉ có Mỹ thử nghiệm thành công, còn Liên Xô đã gần tới đích thì sụp đổ.

(Tin Nóng) Những năm 1980, Mỹ và Liên Xô đều tiến hành chương trình dùng máy bay phóng tên lửa diệt vệ tinh. Trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chỉ có Mỹ thử nghiệm thành công, còn Liên Xô đã gần tới đích thì sụp đổ.

Cuộc đua dùng máy bay diệt vệ tinh Mỹ - Liên Xô - ảnh 1
Tiêm kích F-15 phóng tên lửa diệt vệ tinh - Ảnh: Không lực Mỹ

Theo Warisboring ngày 5.8, lúc đó Mỹ phát triển loại tên lửa diệt vệ tinh dài cỡ 5,5 m, nặng 1,2 tấn, vừa đủ để gắn trên 1 chiếc tiêm kích F-15. Tên lửa này có 2 tầng, do Boeing và LTV chế tạo.

Mỹ tiến hành 5 cuộc thử nghiệm vào các năm 1984, 1985 và 1986. Có 4 cuộc thử nghiệm thành công và 1 cuộc bắn trúng 1 vệ tinh cụ thể.

Vào tháng 9.1985, các khâu chuẩn bị cuối cùng đã thực hiện xong để thử nghiệm bắn hạ vệ tinh trên quỹ đạo. Ngày 13.9.1985, thiếu tá không quân Wilbert D. ‘Doug’ Pearson lái một tiêm kích F-15 thực hiện vụ bắn vệ tinh.

Bay với tốc độ Mach 1,22 (1.500 km/giờ) ở vị trí cách căn cứ không quân Vandenberg (California) khoảng 360 km về phía tây, Pearson cho máy bay vọt lên một góc 65 độ. Ở độ cao 11.600 m, tên lửa chống vệ tinh tự động phóng đi. Vài phút sau, trên quỹ đạo cách Thái Bình Dương 555 km, một vệ tinh đã không còn sử dụng tên P78-1 bất thình lình nổ tung, vỡ ra từng mảnh. Pearson trở thành phi công đầu tiên trên thế giới bắn hạ được vệ tinh.

Để đáp lại, Liên Xô phát triển chương trình tương tự gọi là Kontakt. Liên Xô phát triển loại tiêm kích đánh chặn phục vụ chương trình này, đó là loại tiêm kích MiG-31D nâng cấp, có tốc độ nhanh nhất thế giới là 3.000 km/giờ. Tên lửa diệt vệ tinh dùng cho chương trình này là loại có 3 tầng, được thiết kế để bắn hạ vệ tinh ở độ cao  120 - 600 km so với mặt đất. Giai đoạn 2 của chương trình là có thể bắn hạ vệ tinh ở độ cao 1.500 km.

Kontakt theo thiết kế có thể tấn công tiêu diệt 24 vệ tinh đối phương trong vòng 36 giờ, và khi cần thiết có thể hạ 20 - 40 vệ tinh chỉ trong 24 giờ. Nơi diễn ra thử nghiệm là ở Kazakhstan.

Tuy nhiên vào năm 1989, chương trình Kontakt bị ngừng lại trước khi chuẩn bị tiến hành các thử nghiệm. Và khi Liên Xô sụp đổ, chương trình cũng bị lãng quên.

Cuộc đua dùng máy bay diệt vệ tinh Mỹ - Liên Xô - ảnh 2
Tiêm kích MiG-31D bay thử nghiệm - Ảnh: airwar.ru
Cuộc đua dùng máy bay diệt vệ tinh Mỹ - Liên Xô - ảnh 3
Tiêm kích MiG-31D và tên lửa diệt vệ tinh 79M6 (trái) của Liên Xô trưng bày tại Sary-Shagan, Kazakhstan năm 2003 - Ảnh: airwar.ru

Gần đây MiG-31 được nâng cấp để sử dụng đến 100 năm như hãng MiG vừa tuyên bố, và loại MiG-31BM mới đây còn tập trận bắn hạ tên lửa hành trình. Nhiều thông tin cho rằng rất có thể chương trình dùng máy bay bắn hạ vệ tinh của Nga sẽ được tiếp tục từ chương trình dở dang thời Liên Xô.

Anh Sơn

>> Vũ khí bí mật của Nga có thể tắt năng lượng của vệ tinh
>> CIA ngưng cho dùng vệ tinh tình báo vì mục đích khoa học
>> Mỹ báo động về vũ khí diệt vệ tinh của Nga, Trung Quốc
>> Anh di chuyển vệ tinh quân sự đến Tây Thái Bình Dương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.