Tài xế cãi nhau với cảnh sát

09/09/2012 03:05 GMT+7

Đoạn phim ghi lại cảnh cãi nhau giữa một tài xế và những chiến sĩ công an đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng suốt cả tuần qua.

Trường hợp dẫn đến vụ tranh cãi là tại biển cấm dừng, cấm đỗ có một chiếc xe đang báo nguy hiểm (www.youtube.com/watch?v=sQb3nwaosEo).

Cho rằng tài xế dừng xe sau biển cấm dừng, cấm đỗ nên thượng sĩ Vũ Đức Anh, cảnh sát trật tự (thông tin do tài xế nhìn quân hàm và số hiệu trên trang phục đọc lại) yêu cầu tài xế xuất trình giấy tờ để kiểm tra.

Tài xế không đồng ý. “Vì anh dừng xe sau biển cấm dừng cấm đỗ”, thượng sĩ Anh nói. Màn đối đáp cứ thế kéo dài hơn 3 phút chỉ với “điệp khúc”: Thượng sĩ Anh nói: “anh đỗ xe sau biển cấm dừng cấm đỗ”; “xe của anh đỗ ở đây là gì”… Còn tài xế phân bua lại: “mình có dừng xe đâu”; “mình có đỗ xe đâu”; “tôi không đỗ xe”, “xe mình cảnh báo nguy hiểm mà”…

 Tài xế cãi nhau với cảnh sát

Thượng sĩ Anh xuống giọng: “Rồi nhất trí, trước tiên anh hãy xuất trình giấy tờ đi đã”. Tài xế khẳng định mình đầy đủ giấy tờ, nhưng không vội xuất trình mà tiếp tục vặn lại: “Anh nói tôi có lỗi đó (tức đỗ xe sau biển cấm dừng cấm đỗ - PV) thì tôi không chấp nhận. Tôi không công nhận lỗi đấy. Tại sao phải xuất trình giấy tờ?”. Thượng sĩ Anh trả lời: “Lực lượng công an yêu cầu xuất trình là phải xuất trình, trước tiên là để kiểm tra hành chính”. Tài xế nói: “Đồng chí kiểm tra hành chính có chuyên đề không?”. Thượng sĩ Anh nói lại: “Chúng tôi không làm theo chuyên đề nhưng nhiệm vụ của chúng tôi được quyền, chúng tôi được phân công”. Tài xế cắt ngang: “Muốn kiểm tra hành chính phải có chuyên đề của cấp quận và cấp huyện phê duyệt”. Tài xế cũng cho rằng thượng sĩ Anh nói chuyện… quá mâu thuẫn, đồng thời khẳng định mình không vi phạm luật Giao thông, không chấp nhận lỗi mà thượng sĩ Anh đưa ra, và yêu cầu “phải nói đúng hiện trạng xe mới làm việc”.

 

Bình luận

“Đồng tình và ủng hộ cách hành xử của tài xế này, vì có nhiều người cũng từng bị xử phạt khá oan uổng mà không biết lý do mình bị phạt, hay mình có vi phạm thật hay không”, (Huong Le/Facebook).

“Chỉ một hành động nhỏ nhưng có tác dụng kiểm tra trình độ của nhân viên công vụ. Đây là bài học kinh nghiệm đối với lực lượng công an, cần nâng cao trình độ, đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định của ngành trong khi làm việc, nắm vững luật pháp, xử lý có lý có tình khi làm việc với dân”, (nam bui viet/YouTube).  

Nguyễn Thanh Nam

Thượng sĩ Anh đuối lý: “Tôi đi làm có sếp, anh nói chuyện với sếp của tôi”. Trên nhiều diễn đàn, các thành viên ví von “màn ba cảnh ba” của vở hài kịch này là bắt đầu từ đây. Cho rằng tổ trưởng tổ công tác, trung tá Trịnh Quang Tú nói chuyện với mình nhưng chưa chào nên tài xế liên tục bắt bẻ: “Đồng chí làm việc với tôi đồng chí chưa chào tôi theo đúng điều lệnh của ngành”. Trong khi trung tá Tú ấp úng: “cán bộ của tôi đã chào rồi”, “người đầu tiên đã chào anh rồi”…

Khi đại úy Đỗ Văn Tình đến yêu cầu kiểm tra giấy tờ, tài xế vẫn tiếp tục: “Vì lý do gì?”; “Xe tôi không dừng không đỗ?”… Đại úy Tình yêu cầu đề (khởi động) xe. Tài xế cảnh báo: “Xe tôi đang gặp sự cố và đang báo nguy hiểm, nếu tôi cố tình đề, gây ra sự cố hỏng hóc nặng thêm cũng như mọi vấn đề khác liên quan đến xe và người thì đồng chí thượng úy phải chịu trách nhiệm toàn bộ”. Đến lúc này, vở hài kịch “hạ màn” khi trung tá Tú nói: “Thôi thôi anh gọi xe cứu hộ kéo về gara đi”…

Câu chuyện “nóng” đến mức trên YouTube, dù được đăng tải với nhiều tựa khác nhau: “Tài xế cãi lý kịch liệt với cảnh sát giao thông”, “Đẳng cấp cãi lý với cảnh sát giao thông”, “Chém gió với dân về luật lệ giao thông, cảnh sát thua đau”… nhưng mỗi đoạn phim đều thu hút hàng ngàn lượt truy cập và bình luận. Ngoài ra còn “phủ sóng” trên các mạng xã hội như: YuMe, Blogger và đặc biệt là Facebook.

Tại nhiều diễn đàn, những đoạn “tám” của các thành viên xoay quanh đoạn cãi nhau này dài đến cả vài chục trang. Có thành viên nhìn nhận: “Phải chăng một bộ phận công an quá yếu kém về nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống quá tệ, chưa am hiểu tường tận luật lệ quy định nên mới dẫn ra sự việc này”. Nhiều ý kiến cho rằng, lẽ ra công an phải hỏi tài xế: “Anh có cần tôi giúp đỡ gì không, sau đó đưa người tài xế cách xa xe một khoảng cách nhất định vì xe đang báo nguy hiểm. Đằng này xe người ta đang báo nguy hiểm, thì công an cứ khư khư kiểm tra giấy tờ”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến bày tỏ cho rằng: “Tài xế vừa nói chuyện vừa quay phim thể hiện sự coi thường, tạo ức chế cho người khác”, hay “tiếc rằng những chiến sĩ công an quá non tay nghề nên để tài xế được nước làm tới”…  

Thứ nhất, có chứng cứ cho thấy xe của chủ phương tiện gặp sự cố thực sự, khiến cho họ không thể điều khiển. Khi đó lực lượng chức năng không thể xử phạt vì đây là sự kiện bất ngờ, đã được quy định thuộc “những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính” theo Nghị định 128/2008/NĐ - CP ngày 16.12.2008.

Thứ hai, nếu chủ phương tiện không chứng cứ minh được phương tiện của mình gặp sự cố như trường hợp thứ nhất thì dừng đỗ này là vi phạm và chủ phương tiện có thể bị xử phạt theo điểm h, khoản 2, điều 8, Nghị định 34/2010/NĐ - CP ngày 2.4.2010.

Trong đoạn phim này chủ phương tiện chỉ nói rằng xe mình bị sự cố nhưng chưa có chứng cứ gì chứng minh. Vì vậy trách nhiệm của lực lượng chức năng là phải làm rõ chiếc xe này có thật sự gặp sự cố hay không, mới có căn cứ để giải quyết đúng pháp luật.

Luật sư Nguyễn Minh Thuận
Công ty luật hợp danh Sài Gòn Việt Nam

Nguyễn Thanh Nam

>> Cư dân mạng đòi Madonna hủy show diễn ở Ba Lan
>> Chú ý tập hợp bạn trẻ cư dân mạng
>> Cư dân mạng "dậy sóng" vì bức thư chê bạn trai ít tiền
>> Táo sinh viên' làm nóng cư dân mạng
>> Demi Lovato ảnh hưởng lớn với cư dân mạng
>> Cư dân mạng năng động hơn trong hoạt động cộng đồng
>> Hội ngộ cư dân mạng mê hiphop
>> Cuộc dọn nhà ồn ào cư dân mạng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.