Dùng 3G coi chừng mất tiền oan

16/04/2010 00:14 GMT+7

* Khách hàng bức xúc về khuyến mãi của MobiFone Mời nghe đọc bài Sự cố bị thông báo giá cước lên hơn 15 triệu đồng của khách hàng Vũ Đình Bảo tại TP.HCM vì sử dụng dịch vụ MobiFone 3G trong những ngày qua đang làm dấy lên sự lo ngại của không ít người.

Chưa thông báo kỹ

Trong trường hợp của khách hàng Vũ Đình Bảo, sự cố xảy ra do MobiFone thay đổi chính sách giá cước nhưng khách hàng không hề hay biết nên vẫn “vô tình” sử dụng dịch vụ theo kiểu thuê bao trọn gói. Nhưng không ngờ gói cước mới không còn cho phép khách hàng sử dụng thoải mái nữa mà chỉ có hạn mức cho phép với dung lượng 5 GB (trong khi khách hàng sử dụng lên đến 55 GB). Tuy nhiên, giải thích này của MobiFone không được khách hàng đồng tình.

Ngốn pin và mất sóng

Theo cảnh báo được các nhà mạng đưa ra: khi sử dụng 3G và thiết lập chế độ dual mode (dùng cả hai mạng), tùy chất lượng sóng tại từng thời điểm mà máy khách hàng sẽ chuyển đổi giữa hai mạng 2G và 3G để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên việc chuyển đổi mạng sẽ tiêu hao năng lượng pin máy của khách hàng hơn bình thường. Việc này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng “mất sóng” khi khách hàng di chuyển đến khu vực sóng 3G mạnh hơn sóng 2G.

T.Sơn

Một khách hàng tên Thanh ngụ tại Q.Tân Phú nhận xét: Tại sao MobiFone vẫn thường xuyên sử dụng tin nhắn khuyến mãi có thể gửi đến hàng loạt khách hàng mà chuyện thay đổi giá cước lớn như vậy lại không gửi cho khách hàng?

Ngoài việc bị mất tiền oan khi chưa được thông báo kỹ như trên,  có nhiều khách hàng bị trừ khá nhiều tiền mà không hiểu vì sao. Một khách hàng đang sử dụng số điện thoại 090412xxxx phản ánh: khách hàng này đăng ký dịch vụ Mobile Tivi với gói cước TV1 có giá cước 3.000 đồng/ngày. Tuy nhiên sau khi hết hạn gói TV1 và nhà mạng đã thông báo, khách hàng này sử dụng thì vẫn xem được LiveTV. Đến hôm sau, tài khoản di động đang có 200.000 đồng đều bị trừ hết và số điện thoại này còn bị thông báo nợ hơn 1,5 triệu đồng.

Qua tìm hiểu, khách hàng mới biết nếu gói dịch vụ đăng ký hết hạn thì hệ thống sẽ tự động chuyển sang gói dữ liệu (Data) mặc định Mobile Internet là M0 với cước dữ liệu là 50 đồng/10 KB (đắt gấp 10 lần cước dữ liệu các gói cước đăng ký khác). Tuy nhiên, điều thắc mắc của khách hàng là tại sao MobiFone không cảnh báo bằng tin nhắn về việc tự động chuyển sang dịch vụ khác để khách hàng biết và có chấp nhận sử dụng hay không?

“Buộc đai an toàn” cho khách hàng

Năm ngoái, một du khách Đức đã nhận hóa đơn 46.000 euro (gần 1,2 tỉ đồng) sau khi xem chương trình truyền hình qua điện thoại di động trong lúc ở Pháp, AP trích ghi nhận của Ủy ban châu u (EC) cho hay. Một sinh viên Anh cũng bị tính tới 9.000 euro cho một tháng dùng điện thoại di động để tải tài liệu khi đang học ở nước ngoài.

Trên đây chỉ là vài ví dụ trong số rất nhiều trường hợp người sử dụng phải than trời vì mải mê lướt web bằng các loại smartphone như iPhone. Cước sẽ càng cao hơn nhiều lần nếu khách hàng ra nước ngoài và truy cập internet qua dịch vụ roaming (chuyển vùng quốc tế), theo BBC.

Để ngăn chặn tình trạng trên, EU hồi tháng trước ra quy định buộc các mạng di động phải áp dụng giới hạn cước sử dụng internet qua điện thoại di động trong các nước thành viên. Theo đó, từ nay cho tới ngày 1.7.2010, khách hàng phải đăng ký mức cước truy cập internet tối đa trong một tháng và những người không đăng ký được chỉ định sử dụng gói cước tối đa là 50 euro mỗi tháng. Các mạng di động sẽ gửi thông báo nhắc nhở khách hàng khi họ sử dụng tới 80% mức cước đăng ký và sẽ cắt dịch vụ khi gói cước được sử dụng hết. Với quy định mới trên, EU khách hàng sẽ yên tâm hơn khi lướt web trên điện thoại di động. Tuy nhiên quy định này chỉ mới áp dụng trong khu vực 27 nước thành viên EU nên khi đến các nước khác, người sử dụng vẫn phải cẩn thận nếu không muốn “khóc không thành tiếng” vào cuối tháng.

Trả lời PV Thanh Niên, người phụ trách lĩnh vực chăm sóc khách hàng của một mạng cung cấp dịch vụ 3G tại Việt Nam thừa nhận, đây là một vấn đề mà các mạng đã tính tới song chưa thực hiện được. “Lý tưởng nhất là có thể theo dõi mức cước, lưu lượng để có thể cảnh báo ngay khi mức cước vượt giới hạn, nhưng để làm được việc đó đòi hỏi hệ thống phải quét liên tục của hàng chục triệu thuê bao và điều này thì các nhà mạng thấy quá sức mình” - người này cho biết.

Trọng Kha - Tr.Sơn

Bên cạnh đó, khá nhiều khách hàng khác lại khó chịu vì điện thoại di động của mình tự dưng xuất hiện chữ 3G trên màn hình và khi đó chất lượng cuộc gọi đôi khi chập chờn. Nếu khách hàng nào liên lạc với nhà mạng thì mới được hướng dẫn để tắt dịch vụ này và máy hoạt động bình thường.

Giá cước rắc rối

Thông thường, các nhà mạng đều cho rằng do khách hàng chưa tìm hiểu kỹ về chi tiết giá cước của gói dịch vụ nên mới có trường hợp “hiểu nhầm”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì gói cước các dịch vụ 3G của nhà mạng quá rối rắm để khách hàng có thể hiểu được ngay.

Dịch vụ 3G là nói chung và trong đó bao gồm các dịch vụ khác nhau như Mobile Internet (kết nối internet bằng điện thoại di động), Mobile Tivi (xem tivi qua điện thoại di động), Video Call (dịch vụ thoại có hình), Wap Portal (xem tin tức trong và ngoài nước)... Trong đó,  dịch vụ thông dụng như Mobile Internet và Mobile Tivi thì mỗi nhà mạng đều có nhiều gói cước khác nhau, thậm chí như dịch vụ Mobile Internet của MobiFone có đến 11 gói cước, Vinaphone có 6 gói cước...

Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần phải lưu ý là cho dù bạn đã đăng ký một gói cước nhất định thì vẫn bị trả thêm tiền nếu sử dụng vượt quá giới hạn cho phép của gói cước đó. Ví dụ nếu bạn sử dụng gói M25 của Mobile Internet do MobiFone cung cấp thì cước thuê bao là 50.000 đồng/tháng nhưng chỉ được miễn phí dung lượng 100 Mb (bao gồm cả upload và download). Ngoài dung lượng đó, khi bạn sử dụng, nhà mạng không hề có cảnh báo nhưng sẽ bị tính cước là 10 đồng/10 KB.

Riêng đối với trường hợp “nhảy sóng”, khách hàng có thể xem lại chế độ cài đặt chọn mạng và chuyển sang chọn chế độ GSM nếu không muốn sử dụng mạng 3G. Vì nếu máy điện thoại của bạn để chế độ Dual model thì máy sẽ tự động chuyển sang sử dụng vùng phủ sóng  phù hợp 2G hoặc 3G tùy theo thời điểm và khu vực mà khách hàng đang sử dụng.

 Theo một chuyên gia kinh tế tại TP.HCM, khi khách hàng luôn khiếu nại về chất lượng dịch vụ, về hậu mãi,... nhưng đều không hài lòng khi nhận được câu trả lời từ nhà cung cấp dịch vụ chứng tỏ công tác quản trị của các doanh nghiệp này quá yếu kém. Nếu trong điều kiện có được sự cạnh tranh đa dạng với việc giữ nguyên được số điện thoại di động khi chuyển mạng thì chắc chắn các doanh nghiệp này sẽ khó giữ chân được khách hàng.

Mai Phương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.