TNO

Chuyên gia Nga phân tích vụ tàu ngầm hạt nhân bắn hỏng tên lửa Bulava

30/09/2016 11:27 GMT+7

(Tin Nóng) Nhiều ý kiến của các chuyên gia Nga cho rằng tên lửa đạn đạo Bulava bắn hỏng khi phóng từ tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky hôm 27.9 cho thấy có vấn đề về khâu sản xuất lẫn thiết kế.

(Tin Nóng) Nhiều ý kiến của các chuyên gia Nga cho rằng tên lửa đạn đạo Bulava bắn hỏng khi phóng từ tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky hôm 27.9 cho thấy có vấn đề về khâu sản xuất lẫn thiết kế.

Tên lửa Bulava được tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky phóng đi sáng 27.9.2016 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Theo báo Gazeta ngày 28.9, tàu ngầm hạt nhân lớp Borey, chiếc Yury Dolgoruky hôm 27.9 phóng đi 2 quả tên lửa đạn đạo Bulava từ Biển Trắng đến bãi thử ở Kura, bán đảo Kamchat ka cách đó hàng ngàn km. Chỉ 1 quả tên lửa bay đến nơi diệt mục tiêu, quả còn lại đã tự huỷ khi đang giữa chừng bay, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga.

Theo ông Vladimir Dvorkin, thiếu tướng, giám đốc Quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, việc tên lửa tự huỷ chỉ xảy ra khi bị mất ổn định đường bay, hoặc do động cơ bị hỏng. Ông nhắc lại qua 21 lần phóng Bulava có đến 8 lần thất bại, nhưng không phải do khâu thiết kế tên lửa mà là từ khâu sản xuất lắp ráp là có vấn đề, tức nằm ở yếu tố con người.

"Thành phần tên lửa có đến vô vàn bộ phận do hàng trăm doanh nghiệp cung cấp... và việc kiểm soát chất lượng của chúng là rất kém. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn sản xuất hàng thay thế cho nhau và dẫn đến độ tin cậy trong sản xuất là thấp”, ông Dvorkin nói.

Tên lửa Bulava thứ 2 phóng đi sau tên lửa thứ nhất chỉ 9 giây, và quả thứ hai này sau đó bị trục trặc và tự huỷ - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Nhưng có ý kiến lại cho rằng tên lửa Bulava có vấn đề là từ khâu thiết kế. Phó giám đốc Viện nghiên cứu chính trị - quân sự Alexander Khramchikhin nói thẳng rằng Bulava là loại tên lửa không đáng tin cậy. "Loại tên lửa này do Viện công nghệ nhiệt học Moscow (MIT) thiết kế, mà viện này lâu nay chỉ thiết kế các loại tên lửa bắn từ đất liền (như Topol, Yars) chứ không phải từ biển. Tên lửa phóng từ biển phải là của Viện thiết kế Makeyev".

Bộ phận truyền thông của MIT đã từ chối trả lời báo Gazeta về nguyên nhân tên lửa Bulava bị phát nổ sau khi phóng. Thậm chí phó giám đốc MIT là ông Lev Solomonov còn gợi ý rằng tên lửa trục trặc hẳn là do lỗi của thuỷ thủ đoàn tàu ngầm!

Tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky rời căn cứ ở phía bắc nước Nga tiến ra Biển Trắng để phóng tên lửa - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Phòng điều khiển trên tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky, buổi phóng tên lửa ngày 27.9.2016 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Hồi tháng 11.2015, tàu ngầm lớp Borey là chiếc Vladimir Monomakh cũng bắn 2 quả tên lửa Bulava từ Biển TRắng đến Kura, và chỉ 1 quả là bay đến mục tiêu trong khi quả còn lại bắn trật do bị trục trặc.

Hiện đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga (chủ yếu tàu lớp 667 BDRM và tàu lớp 941 Akula) trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân Staton, Station-2 và Sineva, do Viện Makeyev thiết kế từ cuối những năm 1970.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.