Xử phạt 687 cơ sở kinh doanh xăng dầu và khí khóa lỏng

31/10/2012 15:10 GMT+7

(TNO) Sáng nay 1.11, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thanh tra chuyên đề về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và xăng dầu năm 2012.

>> Bộ trưởng KH-CN Nguyễn Quân: Phải kiểm soát thật chặt chẽ chất lượng xăng dầu
>> Siết kiểm tra xe cơ giới, chất lượng xăng dầu
>> Thủ tướng chỉ đạo điều tra chất lượng xăng dầu
>> Chính phủ yêu cầu Bộ KH-CN kiểm tra chất lượng xăng, dầu
>> Chính phủ yêu cầu kiểm tra chất lượng xăng, dầu

Theo ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH-CN, tính đến ngày 30.9, có 61/62 tỉnh thành đã có báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề. Tổng số cơ sở kinh doanh LPG, xăng dầu được thanh tra là 5.278 cơ sở, trong đó số cơ sở kinh doanh LPG là 918 cơ sở, số cơ sở kinh doanh xăng dầu là 4.360 cơ sở. Tính trung bình mỗi địa phương thanh tra được xấp xỉ 87 cơ sở. Các địa phương tiến hành thanh tra được nhiều cơ sở kinh doanh LPG và xăng dầu trên địa bàn là: Thanh Hóa (204 cơ sở), Bắc Giang (194 cơ sở), Nghệ An (168 cơ sở), Tây Ninh (168 cơ sở)…

Một số địa phương có số lượng cơ sở được thanh tra đạt thấp như: Cao Bằng (8 cơ sở); Lai Châu (14 cơ sở); Tuyên Quang (19 cơ sở); Bình Phước (34 cơ sở)…

Trong tổng số các cơ sở được thanh tra, số lượng các cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính là 678 cơ sở (chiếm tỷ lệ 12,8% số cơ sở được thanh tra) với tổng số tiền phạt là hơn 5,3 tỉ đồng (trung bình mỗi địa phương xử phạt xấp xỉ 88 triệu đồng). Truy thu số tiền thu lợi bất hợp pháp do vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước là hơn 353 triệu đồng. Những địa phương triển khai thanh tra chuyên đề xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm được phát hiện là: Bình Dương, Cần Thơ, Tây Ninh, Bến Tre, Hòa Bình…

Ngoài áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền, cơ quan thanh tra đã áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu của 56 cơ sở, tước quyền sử dụng 10 giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo, tịch thu 13 cột đo nhiên liệu, đình chỉ hoạt động 32 cột đo, đình chỉ hoạt động kinh doanh của 3 cơ sở kinh doanh xăng dầu; đình chỉ lưu thông 505 bình gas buộc khắc phục đủ định lượng trước khi lưu thông trở lại và tịch thu 600 lít xăng dầu.

Về các hành vi vi phạm, trong tổng số 678 cơ sở vi phạm có 170 cơ sở kinh doanh LPG. Số liệu cho thấy vi phạm hành chính trong các cơ sở kinh doanh LPG là khá cao so với vi phạm của các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, theo ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH-CN, do việc lấy mẫu LPG là khá phức tạp và đòi hỏi phải có sử dụng dụng cụ chuyên dụng nên số lượng mẫu kiểm tra chất lượng LPG trong chuyên đề năm nay chưa nhiều. Các hành vi vi phạm được phát hiện chủ yếu là vi phạm về đo lường (không đủ định lượng hàng đóng gói sẵn).

Theo thống kê, trong tổng số 169 lượt hành vi vi phạm trong kinh doanh LPG mà cơ quan thanh tra đã phát hiện và xử lý có 123 lượt hành vi vi phạm về đo lường (chiếm xấp xỉ 73%); số còn lại là các hành vi vi phạm về chất lượng, bình hết hiệu lực kiểm định kỹ thuật an toàn…

Về vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, trong tổng số 568 lượt hành vi vi phạm mà cơ quan thanh tra đã phát hiện và xử lý có 246 lượt vi phạm về đo lường (chiếm 43,3% số hành vi vi phạm); vi phạm về chất lượng là 90 lượt (chiếm 14,8% số hành vi vi phạm).

Kết quả thanh tra cho thấy, hình thức và hành vi vi phạm pháp luật về đo lường; chất lượng và sở hữu công nghiệp trong kinh doanh LPG và xăng dầu rất đa dạng và có chiều hướng ngày tinh vi,phức tạp.

Tại hội nghị tổng kết, đại diện các Sở KH-CN kiến nghị cần sớm ban hành các văn bản pháp luật cần thiết đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và thanh tra trong lĩnh vực đo lường, chất lượng xăng dầu và khí hóa lỏng. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra xăng dầu không rõ nguồn gốc xuất xứ trôi nổi trên thị trường, vì đây là cũng chính là nguyên nhân gây ra việc xăng dầu không đạt chất lượng trên địa bàn.

T.Hằng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.