Vụ chìm tàu trên sông Sài Gòn: Bến tàu “lậu” vẫn hoạt động suốt 5 năm

24/05/2011 00:06 GMT+7

Cơ quan quản lý gọi bến tàu của Khu du lịch xanh Dìn Ký (Bình Dương) là bến "lậu", nhưng không hiểu vì sao nó vẫn tồn tại và hoạt động hơn 5 năm nay, dẫn đến tai nạn thảm khốc làm 16 người thiệt mạng vào tối 20.5?

>> BẤM VÀO ĐY ĐỂ XEM VIDEO
>>
Đại tang nơi xóm nghèo
>>
Tìm thấy thi thể cuối cùng trong vụ chìm tàu
>>
Cảnh báo đã bị phớt lờ
>>
Chưa thể lai dắt tàu chìm
>>
Trục vớt thành công con tàu 2 tầng lên bờ
>>
Tìm thấy thi thể 15/16 nạn nhân vụ tàu chìm
>>
Bấm vào đây xem tường thuật chi tiết
>>
Tàu du lịch BD 0913 đã hết hạn kiểm định
>>
Nỗ lực tìm kiếm người mất tích
>>
9 người trong một gia đình gặp nạn
>>
Chìm tàu du lịch, hàng chục người mất tích
>>
Khởi tố vụ chìm tàu trên sông Sài Gòn
>>
Vụ chìm tàu BD 0913: Bắt giữ 3 người
>>
Bấm vào đây xem tường thuật chi tiết
>>
Tàu du lịch BD 0913 đã hết hạn kiểm định

 

 Bến tàu Dìn Ký bị xem là "lậu", nhưng vẫn hoạt động hơn 5 năm nay
- ảnh: Kim Cương

Sở GTVT: "Đã đình chỉ nhiều lần"

 

Hôm qua 23.5, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo cơ quan chức năng tạm đình chỉ hoạt động bến du thuyền của Khu du lịch xanh (KDL) Dìn Ký (xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An). Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Văn Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng: "Vụ chìm tàu Dìn Ký là tai nạn bất khả kháng. Sau khi hoàn thành công tác cứu hộ, tỉnh đề nghị làm rõ trách nhiệm các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương liên quan trong việc kiểm tra hoạt động đường thủy để xảy ra tai nạn thương tâm này. Trách nhiệm đơn vị nào đến đâu sẽ xử lý đến đó".

Đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng

Khoảng 4 giờ sáng qua, các thợ lặn trục vớt tàu BD 0394 đã phát hiện thi thể của cháu Phạm Xuân Khánh (9 tuổi), nạn nhân cuối cùng của vụ đắm tàu để bàn giao cho gia đình an táng. Theo đại tá Võ Đức Thành, Phó chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng BCH quân sự tỉnh Bình Dương, các thợ lặn đã phát hiện xác của Khánh kẹt bên trong máy tàu.

Trong khi đó, trao đổi với PV Báo Thanh Niên vào sáng qua, ông Đàm Trọng Cường, Phó giám đốc Sở GTVT Bình Dương, tái khẳng định: "Đây là bến khách lậu do cơ sở tự mở ra. Trước đây, DN làm thủ tục xin mở bến sông du lịch, nhưng do khu vực này quá nguy hiểm và không đủ điều kiện nên Cảng vụ 3 (Cục Đường sông) không đồng ý. Tuy nhiên KDL Dìn Ký vẫn cố tình cho du thuyền ra vào bến để đưa đón khách trong nhiều năm qua".

Liên quan đến trách nhiệm trong vụ chìm tàu, ông Cường cho rằng: "Sở GTVT Bình Dương đã nhiều lần lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt và đình chỉ hoạt động của bến tàu nhưng chủ DN không chấp hành. Chúng tôi không thể nằm ở bến sông để canh họ được".

Dìn Ký: "Chưa hề..."

Tối qua, ông Châu Hoàn Tâm (chủ DNTN Dìn Ký tại Bình Dương) đã trực tiếp liên hệ với PV Báo Thanh Niên để trao đổi một số thông tin liên quan đến vụ chìm tàu. Mở đầu, ông Tâm nhận hoàn toàn trách nhiệm đã để xảy ra thảm họa: “Tôi xin gửi đến các nạn nhân lời chia buồn sâu sắc nhất và chịu mọi trách nhiệm về vụ này”.

Ông Lê Phan Thuần, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Dương nói: "Trong Luật Du lịch đề cập đến 2 loại hình du lịch trên sông là neo đậu và di chuyển, nhưng lại không quy định cụ thể tiêu chuẩn hoạt động của loại hình này cũng như chưa có văn bản nào hướng dẫn nên chúng tôi rất lúng túng. Do đó khi họ được cấp phép đăng ký kinh doanh thì phải cho làm thôi, còn làm như thế nào thì còn phụ thuộc vào sự quản lý của các ngành khác nữa”.

Theo ông Tâm, hôm xảy ra vụ chìm tàu, do lái tàu chính bị bệnh, quản lý tàu là La Văn Quang đã điều tài công Lê Văn Đức (cả 2 đang bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương tạm giữ hình sự - PV) lên điều khiển. Mặc dù không có giấy phép hợp lệ, nhưng Đức vẫn điều khiển tàu ra sông nên đã xảy ra hậu quả thảm khốc.

Tại buổi làm việc, phía Dìn Ký cung cấp 2 bản photo chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa. Hồ sơ cho thấy, con tàu bị chìm có chiều dài 23,5m, rộng 4,6m, phần chìm 0,84m, tổng công suất máy 80 CV và đã hết hạn đăng kiểm vào ngày 28.1.2011 (các loại giấy tờ không thể hiện chiều cao và số tầng của tàu). Ông Tâm cho biết: "Chiếc tàu này do tôi tự thuê người đóng và thiết kế 2 tầng nguyên bản từ năm 2008 cho đến nay. Không hề thay đổi kiểu dáng thiết kế so với đăng ký, đăng kiểm ban đầu. Ngoài ra, con tàu đã được mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm nhân mạng cho toàn bộ hành khách theo quy định". Vì sao không làm thủ tục kiểm định mới? Ông Tâm cho rằng: "Do nhân viên quản lý... quên”.

Đối với việc lập bến lậu cũng như nhiều lần bị cơ quan quản lý lập biên bản, xử phạt về lỗi mở bến không phép và phương tiện hoạt động chưa đảm bảo yêu cầu, ông Tâm thừa nhận: Dìn Ký mở bến chưa được cấp phép và nhiều lần đã bị xử phạt. Riêng việc bị "đình chỉ nhiều lần" bến tàu, ông Tâm khẳng định: "Từ trước đến nay, chưa có một văn bản nào yêu cầu đình chỉ hoặc đóng cửa hoạt động của bến tàu tại Dìn Ký".

Cơ quan đăng kiểm nói gì?

Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm Ninh, Giám đốc Chi cục Đăng kiểm 6 (thuộc Cục Đăng kiểm VN), đơn vị chịu trách nhiệm đăng kiểm (ĐK) tàu du lịch Dìn Ký cũng như các tàu du lịch trên sông Sài Gòn, cho biết:

Về vấn đề tàu Dìn Ký bị chìm, các cơ quan chức năng đang điều tra cụ thể những điều kiện, tình huống xảy ra tai nạn, trong đó có rất nhiều yếu tố liên quan chứ bây giờ nói trước cũng chưa xác định được.

Thưa ông, tàu du lịch có bị khống chế về chiều cao? Trường hợp mức gió mạnh tương tự vụ chìm tàu Dìn Ký ở Bình Dương liệu các tàu du lịch ở TP.HCM có chịu nổi ?

Trong quy định ĐK hiện nay, tàu du lịch không bị khống chế về chiều cao, thậm chí có tàu cao đến 3 tầng chứ không chỉ 1, 2 tầng. Tàu cao bao nhiêu tầng không quan trọng mà vấn đề phụ thuộc vào diện tích hứng gió của tàu. Tàu càng cao thì diện tích hứng gió phải càng nhỏ. Về mức gió thì phải nói thế này, khi con tàu hoạt động ở điều kiện bình thường thì nó khác. Còn trong điều kiện khắc nghiệt đặc biệt, lúc đó cách xử lý của người điều khiển là làm sao đảm bảo an toàn, tránh rơi vào tầm lốc xoáy, vào chiều gió bất ngờ, hoặc quay tàu gấp thì có thể xảy ra tình huống tàu chìm.

Sắp tới chúng tôi sẽ rà soát tất cả bất cập của tàu khách, đặc biệt là tàu du lịch để kiến nghị Bộ GTVT có quy định quản lý phù hợp. Gần 20 năm nay các tàu du lịch trên sông Sài Gòn chưa xảy ra sự cố gì.

Là đơn vị ĐK tàu Dìn Ký, ông thấy tàu này có vấn đề gì không? Dư luận thắc mắc tàu Dìn Ký có mớn nước chỉ 1m trong khi chiều cao 6m khiến đối trọng tàu không cân bằng, dễ khiến tàu mất an toàn khi hoạt động?

Theo hồ sơ tại thời điểm kiểm tra tàu này đảm bảo các quy định ĐK. Việc tàu có bị cơi nới hay không tôi chưa nghe thông tin. Trong thiết kế tôi nghĩ không có. Còn vấn đề tàu cao thấp thế nào phải chờ cơ quan chức năng làm việc.

Khi ĐK cơ quan ĐK có tính đến những tình huống đặc biệt trong thời tiết khắc nghiệt? Tàu nên đóng hay mở cửa khi gió lớn?

Việc đóng cửa hay mở cửa phụ thuộc điều kiện lúc tàu đang khai thác, vấn đề này đã được tính toán trong thiết kế. Tuy nhiên, tính toán trong thiết kế cũng chỉ ở mức độ. Chẳng hạn như trên đất liền tàu chỉ chịu mức gió cấp 6, còn lúc đó lốc mạnh cấp 8, cấp 9 rõ ràng nằm ngoài phạm vi. Cũng như tàu biển, trời bão thì khuyến cáo ngư dân không nên đi đánh cá.

Theo nhận định của một chuyên gia Viện KHCN tàu thủy trên báo Thanh Niên thì tàu này quá cao so với mớn nước, chưa kể có thông tin cho rằng đây là tàu cũ được mua và làm mới lại?

Khi sự việc xảy ra thì có nhiều thông tin lắm. Cho nên việc gì mình cũng phải kiểm chứng, phải xem xét lại. Còn hiện giờ cung cấp những thông tin như thế thì cũng chưa có ai kiểm chứng được cái điều ấy cả.

Thế nhưng, khi ĐK cơ quan ĐK phải biết được tàu này cũ hay mới, thưa ông ?

Trong tất cả hồ sơ ĐK bây giờ đều nói là tàu mới cả.

Đình Mười (thực hiện)

Kim Cương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.