Thượng tọa Thích Thanh Quyết 'gây bão' với phát biểu về oan sai

05/06/2015 14:51 GMT+7

(TNO) Sáng nay 5.6, tại phiên thảo luận của Quốc hội về Báo cáo giám sát về tình trạng oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự…, thượng tọa Thích Thanh Quyết (đại biểu Quảng Ninh) đã có phát biểu "dậy sóng dư luận".

(TNO) Sáng nay 5.6, tại phiên thảo luận của Quốc hội về Báo cáo giám sát về tình trạng oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự… do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện, thượng tọa Thích Thanh Quyết (đại biểu đoàn Quảng Ninh) đã có phát biểu "dậy sóng dư luận". Phát biểu của thượng tọa được mạng xã hội lan truyền nhanh chóng.

Oan-saiThượng tọa Thích Thanh Quyết - Ảnh: Hà Nguyễn 
Theo thượng tọa Thích Thanh Quyết, tỷ lệ án oan sai trong điều tra, tố tụng hình sự hiện nay là rất nhỏ trong tổng số các vụ án được điều tra, xét xử. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề đáng lưu ý và các cơ quan bảo vệ pháp luật phải cố gắng để không xảy ra thêm các vụ án oan sai.
Đáng chú ý hơn, thượng tọa Thích Thanh Quyết cho rằng, trên thực tế, khó tránh khỏi có những vụ oan sai. “Thời nhà Lê, vua Lê còn xử oan cho Nguyễn Trãi, một công thần của mình trong vụ án Lệ Chi Viên. Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết”, dẫn... ví dụ này, thượng tọa Thích Thanh Quyết cho rằng, báo cáo về tình hình oan sai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới chỉ nhấn mạnh tới oan sai mà chưa nói tới “thành tích phá án gian nan của các cơ quan tố tụng”.
"Bức cung nhục hình là nguyên nhân dẫn đến oan sai, và điều này cần chấm dứt vì nó để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan tư pháp. Nguyên nhân, là do cán bộ điều tra còn chủ quan nóng vội, do cán bộ điều tra chưa thấm nhuần đức nhà Phật”, thượng tọa Thích Thanh Quyết nói.
Phát biểu sau thượng tọa Thích Thanh Quyết, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Nguyễn Sĩ Cương cũng nhìn nhận một trong những nguyên nhân gây oan sai là sự quá tải của cơ quan điều tra. Ông cho biết, một điều tra viên thụ lý trung bình 30 - 40 vụ án/năm, cá biệt thụ lý tới 70 vụ, trong khi số vụ án này càng gia tăng. Do đó, theo đại biểu này, để chấm dứt bức cung, nhục hình thì cần phải kiên quyết xử lý cán bộ điều tra. Xem xét xử lý trách nhiệm của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, nhất là những trường hợp có biểu hiện nương nhẹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.