Sập nhà cổ ở Hà Nội: 1 người tử vong và 8 người bị thương

(TNO) Hiện tại, việc cứu hộ đang diễn ra hết sức khẩn trương. Một xe cấp cứu vừa từ hiện trường đi thẳng ra phố.

(TNO) Hiện tại, việc cứu hộ đang diễn ra hết sức khẩn trương. Một xe cấp cứu vừa từ hiện trường đi thẳng ra phố.
 

Sap-nhaCác lực lượng đang tập trung vào công tác cứu hộ
Sap-nha
Sap-nha
Thống kê ban đầu từ các cơ quan chức năng cho biết, đã có 9 người thương vong, trong đó có 1 nạn nhân tử vong và 8 người bị thương. Danh tính các nạn nhân vẫn chưa xác định được.

Ông Đặng Thành Khẩn, Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, liên tục có các xe tiếp nhận vận chuyển nạn nhân của vụ sập nhà. Đến gần 16 giờ chiều nay đã có 7 nạn nhân bị chấn thương sọ não và đa chấn thương được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức. “Các nạn nhân do lực lượng tìm bới được trong đống đổ nát đều là người lớn, tình trạng nặng, nguy kịch”, ông Khẩn lo ngại.

Ông Khẩn cho biết thêm, hiện tại công an và lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục bới tìm nạn nhân trong đống đổ nát, 7 xe cấp cứu 115 cùng các bác sĩ, điều dưỡng và các cơ số thuốc, nẹp, cáng đang túc trực tại khu vực này, kịp thời cấp cứu và chuyển viện ngay khi có thêm các nạn nhân bị vùi lấp được phát hiện.

Trước đó, khoảng 12 giờ 50 ngày 22.9, căn nhà cổ ở số 107 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội đã bất ngờ đổ sập.
Sap-nhaHiện trường vụ sập nhà đã được phong tỏa
Sau khi vụ sập nhà xảy ra, cơ quan chức năng đã phong tỏa hiện trường.

Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho hay, tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo thuộc trụ sở làm việc của Ban quản lý đường sắt 1 thuộc Tổng công ty. Tòa nhà này trước đây được Tổng cục Đường sắt Việt Nam và sau đó là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuê lại của UBND TP Hà Nội từ sau thời kỳ tiếp quản thủ đô. Hiện tại có 35 cán bộ, công nhân viên của Ban quản lý đường sắt 1 làm việc tại tòa nhà.

Sap-nhaMặt trước căn nhà bị sập

Tuy nhiên, từ sáng ngày 22.9, khi trời mưa lớn, 35 cán bộ, công nhân viên đã di tản đi nơi khác, do đó, thời điểm tòa nhà bị sập đổ chỉ còn lại 1 nhân viên bảo vệ, bị gạch rơi vào chân. Theo ông Hoạch, những người bị kẹt lại khi tòa nhà đổ sập đa số là người dân sinh sống quanh khu vực đó.

Ông Hoạch cũng cho hay, trong quá trình sử dụng, đã phát hiện có dấu hiệu bị dột, thấm nước, bong tróc trần nhà. Tổng công ty Đường sắt từ khi sử dụng chưa sửa chữa lớn thay đổi kết cấu tòa nhà do đây là biệt thự cổ thuộc diện bảo tồn, mà chỉ thực hiện duy tu bảo dưỡng, khắc phục tình trạng xuống cấp của tòa nhà. Theo ông Hoạch, tòa nhà hơn 100 tuổi quá cũ, có thể do mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay làm thấm dột tường gạch, giảm sức chịu lực, gây nứt, sập đổ kéo theo mái nhà sập xuống.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.