Phân loại rác tại nguồn gặp khó do thói quen của người dân

Việt Nam được mệnh danh là thiên đường ẩm thực, đi đâu cũng thấy có hàng quán kinh doanh ăn uống từ mặt tiền đường đến trong hẻm và vỉa hè. Ở đâu buôn bán được là người dân tận dụng ngay, thậm chí cả trên miệng cống. Quá trình ăn uống, rác được xả ngay tại chỗ. Ngoài ra, khi lưu thông trên đường, chúng ta cũng thường bắt gặp nhiều hình ảnh phản cảm về xả rác bừa bãi xuống đường.

Thói quen “tiện lợi” mọi lúc, mọi nơi

Việt Nam được mệnh danh là thiên đường ẩm thực, đi đâu cũng thấy có hàng quán kinh doanh ăn uống từ mặt tiền đường đến trong hẻm và vỉa hè. Ở đâu buôn bán được là người dân tận dụng ngay, thậm chí cả trên miệng cống. Quá trình ăn uống, rác được xả ngay tại chỗ. Ngoài ra, khi lưu thông trên đường, chúng ta cũng thường bắt gặp nhiều hình ảnh phản cảm về xả rác bừa bãi xuống đường.

 Công nhân gom rác đã phân loại đem đi xử lý  -  Ảnh: Hải Nam
Thói quen tiện lợi này cũng theo luôn về nhà. Mặc dù thành phố đã cấp phát 2 thùng rác để chứa riêng biệt chất thải thực phẩm, chất thải còn lại, mỗi thùng rác đều được định riêng màu sắc, dán logo nhận biết chất thải thải bỏ vào và hai thùng rác hướng dẫn đặt cùng vị trí trong nhà. Tuy nhiên, khi kiểm tra thì chất thải được để lẫn lộn với nhau, thậm chí có cả chất thải nguy hại như pin, bóng đèn huỳnh quang. Khi được hỏi nguyên nhân sao không phân loại đúng thì đa số trả lời do người nhà không chú ý, trẻ em không biết và… cười trừ.
Tôi đã dự họp về giải quyết khó khăn triển khai chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở P.12, Q.6, khi nghe các cô, bác tổ trưởng khu phố báo cáo tình hình thực hiện chương trình kết quả đạt được và khó khăn thì có một thống kê “cần phải suy ngẫm”: Những gia đình công chức, viên chức nhà nước rất ít tham dự lớp tập huấn phân loại chất thải rắn tại nguồn hoặc cử trẻ em tham dự cho có và thực hiện không tốt công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn so với những gia đình khác.
Có phải nguyên nhân sâu xa vì tôi là người nhà nước nên tôi “được đặc quyền” không làm và việc này cũng không ai xử lý được tôi? Để giải quyết việc này, anh Võ Văn Hoan - Chủ tịch UBND Q.6 phải yêu cầu Đảng bộ phường ra nghị quyết yêu cầu các đảng viên phải nghiêm túc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nội dung này.
Hệ thống thu gom rác dân lập
Hiện nay, 60% khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình do hệ thống thu gom chất thải rắn dân lập thực hiện, 40% do hợp tác xã và công ty dịch vụ công ích thực hiện. Số lượng phương tiện thu gom chất thải rắn tại nguồn gồm có hơn 200 xe tải nhỏ 550 kg, gần 1.000 xe 3, 4 bánh tự chế và hơn 2.500 thùng 660 lít.
Theo Quyết định số 37 của UBND thành phố về việc cấm và hạn chế xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3, 4 bánh lưu thông: các phương tiện xe lam, xe công nông, xe ba gác thu gom rác không đủ điều kiện hoạt động. Nhưng hiện nay, các phương tiện trên chưa được thay thế bằng phương tiện mới vì: Quy mô của các chủ đường dây rác nhỏ không đủ công suất hoạt động của phương tiện cơ giới như xe tải 500 kg.
Trình độ dân trí người thu gom rác không cao, tập quán kinh doanh gia đình nên không muốn hợp tác với các chủ đường dây rác khác để tăng quy mô hoạt động và thay đổi phương tiện. Cơ chế hỗ trợ chưa cụ thể và phù hợp với thu nhập của các đối tượng trên để đổi mới phương tiện. Cơ chế hỗ trợ của các quỹ cho vay tài chính đều yêu cầu phải thế chấp bằng tài sản hoặc chứng minh thu nhập đủ trả nợ vay. Tuy nhiên, các đối tượng trên đa số nghèo hoặc người ngoài tỉnh nên không có tài sản thế chấp. Doanh thu dựa trên số lượng chủ nguồn thải và mức thu phí theo Quyết định 88. Tuy nhiên, nếu dựa trên cơ sở này thì không chứng minh đủ thu nhập để có thể trả nợ vay. Quy định của nhà nước không được triển khai nghiêm và đồng bộ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.