Nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là rất cao

13/02/2014 16:10 GMT+7

(TNO) Chiều 13.2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp bàn chương trình hành động phòng chống vi rút cúm A/H7N9 có nguy cơ cao xâm nhập vào Việt Nam.

>> A/H5N1 đã xuất hiện ở Quảng Nam
>> Một ca tử vong do cúm A/H5N1 ở Đồng Tháp
>> Đoàn tham gia phòng chống dịch cúm gia cầm
>> Quảng Trị: Thiếu vắc xin phòng cúm gia cầm
>> Bùng phát cúm gia cầm
>> Quảng Trị phát hiện nhiều ổ cúm gia cầm

Thông tin về tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, qua nghiên cứu về việc vận chuyển gà loại thải ở Trung Quốc cho thấy có nhiều loại được vận chuyển từ phía bắc xuống phía nam đưa vào tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, có đi qua các tỉnh đã phát hiện vi rút cúm A/H7N9.

Trong đó, vi rút cũng được phát hiện trên gia cầm và người ở Quảng Tây, tỉnh giáp với 4 tỉnh biên giới của Việt Nam nên nguy cơ vi rút xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao.

Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nhận định Việt Nam, Lào, Myanmar là những quốc gia có nguy cơ cao lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9 từ Trung Quốc.

 virut cúm  A/H7N9
Bộ trưởng Cao Đức Phát (ngồi giữa) chỉ trì họp phòng chống virut cúm A/H7N9 - Ảnh: Hoàng Phan


virut cúm  A/H7N9
Đại diện FAO nhận định khả năng vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập Việt Nam - Ảnh: Hoàng Phan

Cũng theo ông Phạm Văn Đông, hiện nay chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 tại Việt Nam nhưng cần thiết phải chủ động xây dựng chương trình hành động nhằm phát hiện, ứng phó ngăn chặn với vi rút cúm A/H7N9 tại Việt Nam.

 

Vi rút cúm A/H7N9 được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 3.2013 tại Thượng Hải, đến tháng 2.2014 đã ghi nhận 308 ca bệnh, trong đó có 73 ca tử vong tại các tỉnh: An Huy, Giang Tây, Hà Nam, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Sơn Đông, Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Tây thuộc Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Hiện nay, Virut cúm A/H7N9 được phát hiện trên cả gia cầm và người tại tỉnh Quảng Tây giáp biên giới với Việt Nam nhưng chưa phát hiện thấy trên gia cầm và trên người tại Việt Nam.

Cũng theo ông Đông, nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả quà biếu, cho, tặng là biện pháp số một cần áp dụng hiện nay tại các tỉnh biên giới phía bắc.

Ngoài ra, ngành thú y, chính quyền các địa phương tăng cường triển khai lấy mẫu giám sát trên gia cầm được buôn bán tại các chợ, điểm thu gom, tập kết, các mẫu môi trường ở các tỉnh biên giới phía bắc và các địa phương tiêu thụ gia cầm, các sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, theo thống kê từ Trung Quốc hiện nay thì cứ 4 người nhiễm có 1 người chết, đây là loại vi rút rất nguy hiểm và hằng ngày hằng giờ có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.

Cũng theo ông Phát, ở cúm A/H5N1 thì gia cầm nhiễm bệnh có biểu hiện lâm sàng dẫn đến tử vong nên dễ phát hiện. Còn ở A/H7N9 gia cầm hầu như không có biểu hiện bị nhiễm bệnh. Khi mật độ vi rút đủ lớn có nguy cơ cao lây nhiễm sang người.

Bộ trưởng Phát yêu cầu, công tác ứng phó, phòng chống dịch cúm gia cầm với nỗ lực cao nhất là ngăn chặn, không để virut cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam. 

Âu lo trước cúm gia cầm

Chiều 13.2, theo chân cán bộ thú y TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đi tiêm ngừa cho đàn gia cầm, đến đâu chúng tôi cũng thấy người dân âu lo trước dịch cúm A H5N1 đang xảy ra trên địa bàn.


Chuẩn bị kim tiêm trước khi tiêm vắc xin cho đàn gia cầm

“Tài sản ở hết trong trại gà, lỡ mà mắc bệnh cúm A H5N1, gia đình tui điêu đứng”, anh Nguyễn Ngọc Sơn, ở tổ 2, phường Duy Tân, TP.Kon Tum lo lắng.

Gần nhà anh Sơn là trại gà 1.000 con của anh Lê Minh Lăng cũng đang tiêm phòng. Anh Lăng cho biết đàn gà nhà anh cũng chuẩn bị đẻ trứng. Nếu đang đẻ trứng mà tiêm phòng thì gà hoặc là không đẻ, hoặc có đẻ thì tỷ lệ gà cho trứng rất ít, thế nhưng không thể không tiêm phòng.


Tiêm phòng cho từng con gà


Trại gà 2.000 con đang cho trứng của gia đình anh Nguyễn Ngọc Sơn

Trưởng Trạm thú y TP.Kon Tum, ông Đoàn Bá Quyết cho hay, chiều 13.2, đơn vị nhận 45.000 liều vắc xin tiêm phòng dịch cúm A H5N1. Thế nhưng vẫn chưa đủ, vì phải đến 50.000 liều mới tiêm phòng được hết cho đàn già ở địa phương.

Theo anh Quyết, đơn vị ưu tiên tiêm phòng cho những hộ gia đình nuôi gia cầm từ 50 con trở lên.

Trao đổi với chúng tôi chiều 13.2, Chi cục thú y tỉnh Kon Tum cho biết, tính đến nay, đã có trên 8.400 con gà, vịt nhiễm cúm A H5N1 đã được ngành chức năng tổ chức tiêu hủy. Trong ngày 13.2, đơn vị đã cấp 68.000 liều vắc xin cho các huyện, thành phố phòng chống dịch cúm A H5N1.

Cũng trong chiều nay, Giám đốc Sở y tế Kon Tum, bà Nguyễn Thị Ven cũng cho hay, trường hợp chị Lường Thị Hiên, cán bộ thú y phường Ngô Mây đã có kết quả xét nghiệm từ Viên vệ sinh dịch tễ Tây nguyên. Theo đó, chị Hiên chỉ bị cảm thông thường chứ không phải bị nhiễm cúm A H5N1.

Phạm Anh

 

Theo chương trình hành động phòng, chống cúm A/H7N9 do Cục Thú y đề xuất có 4 tình huống:

Tình huống1: Chưa phát hiện virut cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người.

Tình huống 2: Phát hiện virut cúm A/H7N9 trên gia cầm và môi trường nhưng có người mắc bệnh.

Tình huống 3: Phát hiện virut cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường nhưng chưa có người mắc bệnh.

Tình huống 4: Phát hiện virut cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh.

Hoàng Phan

>> Nguy cơ cúm H7N9 lan khỏi biên giới Trung Quốc
>> Vi rút cúm H7N9 biến đổi thích nghi hơn với người
>> Đã có 3 người chết vì H7N9 ở Hồng Kông
>> Phát hiện gây lo ngại: 3 người Trung Quốc cùng 1 nhà bị nhiễm H7N9
>> Đã có 102 ca nhiễm H7N9 tại Trung Quốc
>> Tăng cường phòng chống dịch cúm A/H7N9
>> Lại có thêm người tử vong vì H7N9 ở Quảng Đông, Trung Quốc
>> H7N9 lại xuất hiện tại Trung Quốc, một người chết
>> Ca H7N9 đầu tiên tại Quảng Đông
>> Cảnh báo nguy cơ H7N9 lây từ người sang người

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.