Người 'khốn khổ vì... thấy vàng trong rác' nói gì?

31/08/2015 20:40 GMT+7

(TNO) Chị Phạm Tuyết Mai (35 tuổi, tạm trú khóm 3, P.Tân Xuyên, TP.Cà Mau, Cà Mau) trong lúc phân loại rác thì tìm thấy một cái bóp da, chứa nhiều vàng. Câu chuyện 'tìm thấy vàng trong rác' của chị Mai xảy ra từ năm 2014.

(TNO) Chị Phạm Tuyết Mai (35 tuổi, tạm trú khóm 3, P.Tân Xuyên, TP.Cà Mau, Cà Mau) trong lúc phân loại rác thì tìm thấy một cái bóp da, chứa nhiều vàng. Câu chuyện 'tìm thấy vàng trong rác' của chị Mai xảy ra từ năm 2014.

Chị Tuyết Mai nói: "Từ khi tôi phát hiện số vàng đó thì cuộc sống gia đình tôi lâm vào cảnh khốn khó hơn"
Khi làm đơn xin nhận lại số vàng sau một năm giao nộp cho công an (không tìm được chủ sở hữu), chị Mai đã nhận được văn bản trả lời của Công an TP.Cà Mau.
Theo đó, cơ quan này cho biết sẽ áp dụng khoản 2, điều 241 bộ luật Dân sự (BLDS), xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên.
Tức là sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc nhà nước.
Tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho chị Mai, luật sư Lê Thanh Thuận (Đoàn luật sư tỉnh Cà Mau) nói: “Trong trường hợp này nên áp dụng khoản 2, điều 239 BLDS, trường hợp vật không xác định được chủ sở hữu mới hợp lẽ. Nếu không xác định được ai là chủ sở hữu thì số vàng đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật”. Việc cho rằng số vàng là vật bị đánh rơi, bỏ quên để giải quyết là không ổn bởi “chị Mai phát hiện trong rác chứ không phải nhặt”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.