Kỳ 3: Giảm thiểu rủi ro bằng việc nâng cao hiểu biết luật pháp

(TNO) Như đã đề cập trong các kỳ trước, với vai trò và chức năng đã được luật định tại Điều 1 Luật Báo chí, “…là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội là diễn đàn của nhân dân”, báo chí nói chung và các hoạt động liên quan đến báo chí nói riêng cũng được pháp luật trao rất nhiều quyền hạn nhằm thực hiện nhiệm vụ của mình, có thể thấy tầm quan trọng của báo chí trong sự phát triển của xã hội.

(TNO) Như đã đề cập trong các kỳ trước, với vai trò và chức năng đã được luật định tại Điều 1 Luật Báo chí, “…là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội là diễn đàn của nhân dân”, báo chí nói chung và các hoạt động liên quan đến báo chí nói riêng cũng được pháp luật trao rất nhiều quyền hạn nhằm thực hiện nhiệm vụ của mình, có thể thấy tầm quan trọng của báo chí trong sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, cũng chính vì vai trò và tầm ảnh hưởng được trao nhất định đó vô hình trung khiến báo chí trở thành “con dao hai lưỡi”. Một mặt, khi làm tốt nhiệm vụ của mình, báo chí sẽ trở thành một công cụ nhằm điều tiết xã hội theo một chiều hướng tích cực, thực hiện các chức năng phản biện của mình khiến cho xã hội trở nên tiến bộ và văn minh. Mặt khác, báo chí hoàn toàn có thể lạm dụng quyền lực của mình nhằm thao túng dư luận, gây tổn hại tới an ninh và phúc lợi xã hội nói chung và ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân nói riêng, đặc biệt là danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức đó. Những người làm báo, trong một vài tình huống phát sinh trong quá trình tác nghiệp, vô tình hay hữu ý có thể tạo ra những “khe hở” tạo điều kiện cho những “mầm móng xấu” phát sinh và tiến triển. Việc điều tiết bằng các chế tài hợp hiến và hợp pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của báo chí là việc làm vô cùng quan trọng.
Trên thế giới, việc xử lý về các vụ án liên quan tới vấn đề bôi nhọ danh dự là việc không còn xa lạ. Chẳng hạn, tại Úc hiện nay, một vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự, uy tín, tinh thần có thể lên tới 250.000 USD, con số này có thể hơn nếu có yêu cầu đặc biệt từ thẩm phán . Một dẫn chứng cụ thể đó là vụ kiện lịch sử “The Blue Angel defamation case” vào năm 1989 tại Úc, khi quan tòa đã buộc một tờ báo chuyên về phê bình ẩm thực phải bồi thường cho một nhà hàng với số tiền lên tới 100.000 USD thời điểm đó cộng với các khoản chi phí khác lên tới 150.000 USD.
Vụ việc bắt đầu khi phóng viên của tờ Sydney Morning Herald vào nhà hàng Blue Angel nhằm thưởng thức đồ ăn. Sau khi ra về, phóng viên này viết những lời nhận xét về thức ăn và giá cả phục vụ mang tính chất chỉ trích, châm biếm về nhà hàng khi không dựa trên một căn cứ rõ ràng và được kiểm chứng. Vị chủ nhà hàng biết được và đệ đơn lên tòa án và buộc tờ báo này bồi thường thiệt hại cho mình. Gần đây hơn, ngôi sao Cameron Diaz kiện News Group Newspaper khi tờ này đăng công khai đời tư của ngôi sao này làm ảnh hưởng tới quyền lợi của cô . Việc đào sâu đời tư cá nhân hoặc đăng tải những thông tin chưa được xác thực về độ chính xác là nguồn gốc gây ảnh hưởng cho quyền lợi của chủ thể khác.
Tại một số nước có luật pháp tiến bộ, luật pháp điều tiết các hoạt động báo chí nhằm giảm thiểu sự lạm quyền của nhà báo bằng cách tạo ra các kênh để những người bị xâm phạm quyền của mình có thể nhờ đến công lý yêu cầu bồi thường các tổn thất tinh thần và vật chất.
Nhu cầu bảo vệ các quyền của người dân không bị xâm hại bởi sự lạm dụng truyền thông đã mở ra một ngành luật về lĩnh vực này là cần thiết nhằm điều tiết báo chí, hạn chế báo chí lạm dụng quyền hạn của mình. Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự quy định việc tòa án không có quyền từ chối giải quyết các vụ, việc dân sự với lý do chưa có luật điều chỉnh . Nếu dự thảo này được thông qua thì đây cũng chính là điểm tiến bộ và hứa hẹn sẽ là phương hướng giải quyết cho những vụ việc liên quan tới vấn đề bôi nhọ, và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân trước các chủ thể gây thiệt hại tới mình trong bối cảnh chưa có một hành lang pháp lý chắc chắn cho vấn đề này.
Ca sĩ Phương Thanh trong một phiên tòa năm 2008 liên quan đến việc khởi kiện một blogger - Ảnh: Diệp Đức Minh
Thông qua việc quan sát thực tế, thiết nghĩ, các nhà báo nên tự trang bị cho mình những kiến thức luật pháp liên quan đến công việc của mình. Điều này sẽ hạn chế những thông tin không chính xác có thể ảnh hưởng đến quyền lợi, uy tín, danh dự của người khác, phát huy đúng vai trò được gửi gắm của báo chí và đồng thời các nhà báo có thể sử dụng những kiến thức này để bảo vệ cho chính mình trong những trường hợp cần thiết. Mặt khác khi biết được quyền theo hiến pháp của mình nhà báo cũng có thể mạnh dạn tác nghiệp và phản ánh hiện thực cũng như phản biện xã hội và đấu tranh chống tiêu cực. Với chức năng phản ánh và phản biện của báo chí, nhà báo hoàn toàn có thể giúp các nhà làm luật nhìn nhận những văn bản chưa đúng tinh thần của hiến pháp, hạn chế các quyền hợp hiến của nhà báo, phóng viên nói riêng và của công dân nói chung nhằm tránh tình trạng hiến pháp mở ra còn luật thì đóng lại trong một vài lĩnh vực như quan sát rất tinh tế của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh gần đây.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.