Hộ nghèo 'méo mặt' vì rút thăm nhận bò

07/09/2015 06:05 GMT+7

Nhiều người dân ở xã An Hòa, huyện miền núi An Lão (Bình Định) rất bức xúc vì phải nhận bò giống do Chương trình 30a hỗ trợ có chất lượng kém, giá thành cao hơn rất nhiều so với thị trường...

Nhiều người dân ở xã An Hòa, huyện miền núi An Lão (Bình Định) rất bức xúc vì phải nhận bò giống do Chương trình 30a hỗ trợ có chất lượng kém, giá thành cao hơn rất nhiều so với thị trường...
Bà Thúy bức xúc vì “rút” trúng con bò gầy, nuôi hơn 9 tháng vẫn chưa lớn - Ảnh: Hoàng TrọngBà Thúy bức xúc vì “rút” trúng con bò gầy, nuôi hơn 9 tháng vẫn chưa lớn - Ảnh: Hoàng Trọng
Cuối năm 2014, sau khi thông báo danh sách các hộ dân thuộc diện hộ nghèo được nhận bò giống hỗ trợ từ Chương trình 30a, UBND xã An Hòa tổ chức họp dân, yêu cầu mỗi hộ nộp thêm “vốn đối ứng” 5 triệu đồng để nhận bò. Theo giải thích của cán bộ xã, tháng 4.2014, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số tiền hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi có giá trị kinh tế như một con trâu cái, hoặc một con bò cái, hoặc hai con heo nái… theo Chương trình 30a không quá 10 triệu đồng/hộ.
Với số tiền này thì không đủ mua bò giống có chất lượng nên các hộ dân phải đóng thêm tiền. Cán bộ xã cũng nói rằng khi đến xem bò giống, nếu thấy ưng ý thì nhận còn không ưng ý thì chọn con khác.
Nhiều hộ dân không có tiền nên phải rất khó khăn mới vay mượn đủ 5 triệu đồng nộp. Tuy nhiên, đến khi nhận bò thì phải rút thăm, trúng con nào nhận con nấy. Thậm chí, nhiều hộ phải nhận bò giống kém chất lượng, không phải bò lai như đã thông báo và bò thường xuyên ốm đau, bệnh tật.
“Rút thăm xong, khi nhận bò, người ta trả lại cho tôi 500.000 đồng vì trúng con bò nhỏ. Lúc đó, tôi gạ lại đơn vị cung ứng bò bán con bò mới nhận được thì họ nói nó chưa đáng giá 8 triệu đồng. Con bò ốm đến thảm hại, tôi chẳng muốn nhận nhưng do bò được hỗ trợ, lại đóng tiền cho xã rồi thì biết làm sao”, bà Tô Thị Thúy (52 tuổi, ở thôn Long Hòa) bức xúc.
Cũng ở thôn Long Hòa, chị Nguyễn Thị Diệu (33 tuổi) sau khi nộp số tiền 5,5 triệu đồng thì nhận được con bò bị tiêu chảy, chữa trị hơn một tuần vẫn không khỏi. Chị Diệu tiếp tục nộp thêm 1,5 triệu đồng để đơn vị cung ứng đổi con bò khác. Toàn bộ số tiền 7 triệu đồng nộp để nhận bò đều do chị Diệu vay mượn của họ hàng.
“Sáng kiến” của xã
Ông Trần Nam Trung, Phó chủ tịch UBND xã An Hòa, cho rằng việc yêu cầu các hộ dân nộp thêm “vốn đối ứng” 5 triệu đồng để nhận bò là sáng kiến của xã và đã được huyện đồng ý. Khi giao nhận bò có Hội đồng nghiệm thu chất lượng bò giống của xã và sự giám sát của đại diện các ngành chức năng huyện nên chất lượng bò giống được xem xét rất kỹ.
“Trước khi nhận bò, các hộ dân đều nộp thêm 5 triệu đồng. Tuy nhiên, một số hộ bốc thăm trúng bò nhỏ thì được trả lại 500.000 đồng, còn trúng bò lớn hơn thì phải nộp thêm 500.000 đồng”, ông Trung nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.