Tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa

11/01/2014 18:30 GMT+7

(TNO) Hôm nay 11.1, tại Hà Nội, Trung tâm Minh Triết (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức buổi gặp mặt tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm.

 Ông Nguyễn Khắc Mai trao tặng tấm phù điêu và những đóng góp bằng hiện vật cho bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của Thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo của hải quân VNCH, người nằm trong số những binh lính hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
Quang cảnh buổi họp mặt tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm

Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Tại cuộc gặp mặt, Trung tâm Minh Triết đã ra tuyên bố trong đó khẳng định việc chiếm đoạt một phần quần đảo Hoàng Sa (năm 1956) và đem quân cưỡng chiếm hoàn toàn Hoàng Sa năm 1974 của Trung Quốc là phi pháp, chà đạp lên luật pháp quốc tế.

Tuyên bố cũng lên án hành động xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam mà Trung Quốc vẫn rêu rao tuyên bố là mối quan hệ “láng giềng hữu nghị”.

Tuyên bố của Trung tâm Minh Triết cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Chính phủ Việt Nam, khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế về hành động xâm lược của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa.

 Ông Nguyễn Khắc Mai trao tặng tấm phù điêu và những đóng góp bằng hiện vật cho bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của Thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo của hải quân VNCH, người nằm trong số những binh lính hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
Ông Nguyễn Khắc Mai trao tặng tấm phù điêu và những đóng góp bằng hiện vật cho
bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
của Hải quân VNCH, người nằm trong số những binh lính hy sinh trong trận hải chiến
Hoàng Sa năm 1974

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, với chiến lược biển đầy tham vọng bành trướng, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục gây hấn với các nước trong khu vực, ngang nhiên vạch ra “đường lưỡi bò” trên biển Đông, công bố vùng “nhận diện phòng không” (ADIZ) ở biển Hoa Đông, gây khó dễ cho các hoạt động bình thường của các nước trong khu vực. 

 
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 5: Bỏ mình vì nước
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 4: Nổ súng chống giặc
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 3: Tương quan lực lượng
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 2: Hành quân giữ đảo
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 1: Trung Quốc nuốt dần Hoàng Sa
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, thế giới ngạc nhiên về một nước lớn như Trung Quốc, không những rất vô trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, mà còn hành xử theo vết xe đổ của chủ nghĩa đế quốc đã lỗi thời.

Theo Giám đốc Trung tâm Minh Triết, hệ thống lại những sự kiện đã xảy ra 40 năm qua, mọi người đều thấy các hành động của Trung Quốc uy hiếp hòa bình và phát triển của khu vực và làm cho cả thế giới lo ngại.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, ông Nguyễn Trung, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chia sẻ 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược là sự kiện đau buồn nhưng cũng nhân dịp này cần có sự thức tỉnh rõ hơn vấn đề hòa hợp dân tộc.

Theo ông Nguyễn Trung, việc nhìn nhận những binh lính VNCH đã hy sinh cho Hoàng Sa cũng là những người yêu nước đã ngã xuống cho Tổ quốc là vô cùng cần thiết để vượt lên những quá khứ đè nặng và để thực sự có sự hòa giải, hòa hợp dân tộc.

Ông Nguyễn Đăng Quang, một trong những thành viên tham dự Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên sau Hiệp định Paris (năm 1973) kể lại chính các sĩ quan VNCH mà ông có dịp tiếp xúc đã có dự đoán về việc Trung Quốc sẽ tấn công ở Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ năm 1973.

Cụ thể trong một buổi làm việc chính thức, một thiếu tá VNCH đã hỏi ông Quang: “Chúng ta đều là người Việt, hiện tại chúng ta đang là kẻ thù của nhau nhưng sau này có lẽ sẽ không là kẻ thù của nhau nữa, tôi xin hỏi liệu sau này có một cường quốc phương Bắc xâm chiếm một mảnh đất nào của chúng tôi hoặc của các ông thì các ông sẽ đối phó ra sao?”.

“Lúc đó tôi mới ngoài 30, nhiều vấn đề cũng chưa hiểu rõ để đủ sức để trả lời câu hỏi này. Chỉ một năm sau đó khi xảy ra sự kiện Hoàng Sa tôi mới thấy rằng chính những người ở phía đối địch hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”, ông Quang nhớ lại.

Theo ông Quang, sau này khi chuyển sang làm công tác đối ngoại ông mới có dịp nghiên cứu kỹ về Trung Quốc và mới biết rằng Trung Quốc có xung đột biên giới với tất cả các nước láng giềng kể các quốc gia có cùng ý thức hệ như Liên Xô hay Việt Nam. Ông nói: “Điều này cho thấy Trung Quốc rõ ràng đặt lợi ích dân tộc của họ lên trên tất cả”.

Trường Sơn

>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 2)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 1)
>> Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974
>> Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974
>> Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 3: Toan tính của Trung Quốc
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 2: Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
>> Một sự thật khác về Hải chiến Hoàng Sa (?)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.