Đề nghị quy định quyền khởi kiện của người bị tạm giữ, tạm giam

23/05/2015 18:05 GMT+7

(TNO) Tại phiên làm việc chiều 23.5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật tạm giữ, tạm giam.

(TNO) Tại phiên làm việc chiều 23.5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật tạm giữ, tạm giam.

Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, hiện tại còn một số vấn đề của dự luật còn có ý kiến khác nhau trong đó có vấn đề khởi kiện trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, trước mắt dự thảo Luật chưa bổ sung quy định về quyền khởi kiện của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và việc giải quyết khởi kiện trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam.
Trình bày báo cáo thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho biết ủy ban này cho rằng cần nghiên cứu quy định trong dự thảo Luật quyền khởi kiện của người bị tạm giữ, tạm giam đối với các quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành tạm giữ, tạm giam.
Chu-nhiem-Uy-ban-Tu-phapChủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đọc báo cáo thẩm tra dự Luật tạm giữ, tạm giam - Ảnh: Ngọc Thắng
Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, Ủy ban Tư pháp tán thành với nhiều quy định của dự án Luật về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam. Theo đó, như đã được quy định tại Hiến pháp 2013, người bị tạm giam, tạm giữ chưa bị coi là có tội nên ngoài việc hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do đi lại, cư trú, quyền bầu cử, ứng cử... thì các quyền khác của họ phải được bảo đảm. Trong đó có quyền được sống, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, chăm sóc y tế, quyền được tiếp cận thông tin, quyền được gặp luật sư, người bào chữa, người thân và một số quyền dân sự khác...
Đề nghị quy định chống bức cung, nhục hình
Để tăng cường công tác chống bức cung, nhục hình, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ nghiên cứu quy định ngay trong dự án Luật về việc thiết kế hệ thống các phòng hỏi cung, các hình thức giám sát, kiểm tra, kiểm sát việc hỏi cung, quyền giám sát việc hỏi cung của người quản lý tạm giữ, tạm giam.
Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị quy định cụ thể việc trích xuất bị can, bị cáo, người bị tạm giữ để lấy lời khai; việc kiểm tra sức khỏe người bị tạm giữ, tạm giam trước và sau trích xuất; trách nhiệm của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam khi có bức cung, nhục hình trong giai đoạn tạm giữ, tạm giam... để bảo đảm căn cứ pháp lý cụ thể cho việc tổ chức thực hiện. Nhất là trong việc xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong tạm giữ, tạm giam.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.