Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ tám

09/01/2011 09:15 GMT+7

Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12.1986) đến Đại hội lần thứ VIII, nhân dân ta đã trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới. Mười năm trước, nước ta ở trong một tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng.

Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng về cả kinh tế, xã hội, chính trị đối nội, đối ngoại. Kiên trì đường lối đổi mới, quyết tâm thực hiện nghị quyết của Đại hội VII và các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, toàn Đảng, toàn dân Việt Nam đã vượt qua mọi thử thách, tiếp tục vươn lên giành nhiều thắng lợi to lớn trên nhiều mặt.

Nhiệm vụ do Đại hội lần thứ VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã hoàn thành về cơ bản. Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Dân chủ được phát huy. Lòng tin của nhân dân đối với chế độ và tiền đồ của đất nước, với Đảng và Nhà nước được khẳng định. ổn định chính trị - xã hội được giữ vững. Quốc phòng, an ninh được củng cố. Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bị bao vây, cô lập; tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, chúng ta còn những khuyết điểm, yếu kém.

Trong bối cảnh lịch sử đó của đất nước, Đại hội lần thứ VIII của Đảng được triệu tập.

Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, đi sâu tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2000 và 2020. Đại hội cũng sẽ kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vạch ra phương hướng xây dựng Đảng, sửa đổi điều lệ Đảng và bầu Ban chấp hành Trung ương mới.

Thời gian: từ 28.6 đến 1.7.1996.

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội.

Số lượng Đảng viên trong cả nước: 2.130.000.

Số lượng tham dự Đại hội: 1.198 đại biểu.

Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Đỗ Mười.

Ban Chấp hành Trung ương: 170 ủy viên.

Bộ Chính trị: 19 ủy viên.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa VIII, tháng 12.1997) bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhiệm vụ chính: Thực hiện đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Đến tháng 11.1999, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã họp 8 lần để quyết định nhiều vấn đề quan trọng của Đảng và Nhà nước: Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh và chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về xây dựng và chỉnh đốn đảng. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã chấp nhận đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười chuyển giao chức vụ Tổng bí thư; các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được kết thúc nhiệm vụ Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt rút khỏi Bộ Chính trị, và được suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội đã bầu đồng chí Lê Khả Phiêu giữ chức vụ Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu bổ sung bốn ủy viên Trung ương Đảng vào Bộ Chính trị.

Trong quá trình chuẩn bị Đại hội, đảng bộ các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và đông đảo nhân dân trong cả nước và đồng bào sinh sống ở nước ngoài đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để bổ sung vào các văn kiện của Đại hội. Các văn kiện trình ra Đại hội là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã họp nội bộ từ ngày 22 đến 26.6.1996 và đã họp công khai từ ngày 28.6 đến 1.7.1996 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đại biểu thay mặt cho hơn hai triệu đảng viên cùng các đồng chí cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí đại diện lão thành cách mạng, đại diện các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các nhân sĩ trí thức tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng toàn dân.

Dự Đại hội còn có gần 40 đoàn đại biểu quốc tế đại diện các đảng anh em và bầu bạn trên thế giới.

Đồng chí Lê Đức Anh, ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khóa VII đọc diễn văn khai mạc.

Đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư đọc Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VIII. Bản Báo cáo nhan đề Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo chính trị; Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000; Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi) và Nghị quyết Đại hội.

Kiểm điểm, đánh giá kết quả của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và tổng kết 10 năm đổi mới, Đại hội đã kết luận tổng quát như sau:

"Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go. Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đã đứng vững mà còn vươn lên, đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt.

Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã hoàn thành về cơ bản.

Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.

Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu cuả thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Những thành tựu đã đạt được trên đây là kết quả của một quá trình tìm tòi, đổi mới; bám sát thực tiễn, nhạy bén với thời cuộc; phê phán những lệnh lạc về tư tưởng chính trị đa nguyên chớm nở trong nội bộ đảng; sự phấn đấu gian khổ của toàn Đảng và toàn dân ta. Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, có thể rút ra sáu bài học chủ yếu sau:

1. Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

3. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

4. Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc

5. Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.

6. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Để đề ra mục tiêu đến năm 2000 và năm 2020, Đại hội đã phân tích bối cảnh chung, đặc điểm tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó lường tác động sâu sắc đến các mặt đời sống xã hội nước ta, đưa đến những thuận lợi đồng thời cũng xuất hiện những thách thức lớn.

Căn cứ tình hình nêu trên và Cương lĩnh của Đảng, Đại hội khẳng định cần "Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp".

Đại hội cũng đã nêu lên các định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, Đại hội nêu các quan điểm về công nghiệp hóa như sau:

1. Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.

2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.

3. Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

4- Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.

5. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển.

6. Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh.

Đại hội đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1996 - 2000, nêu nhiệm vụ tổng quát, những tư tưởng chỉ đạo, các chương trình và lĩnh vực phát triển.

Xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới là một vấn đề có ý nghĩa quyết định thành công của cách mạng trên con đường đổi mới - Đảng phải tiếp tục sự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục cho được các biểu hiện tiêu cực và yếu kém. Trong công tác xây dựng Đảng, phải thường xuyên nắm vững và tập trung làm tốt những điều cơ bản sau đây:

1. Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.

2. Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên.

3. Củng cố Đảng về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ.

4. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ.

5. Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở.

6. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

7. Đổi mới công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng.

Đại hội đã thảo luận và thông qua Điều lệ Đảng (sửa đổi) và bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII gồm có 170 ủy viên chính thức là: Đỗ Mười, Nguyễn Văn An, Lê Đức Anh, Đỗ Văn Ân, Võ Đông Ba, Nguyễn Bá, Nguyễn Đình Bin, Đào Đình Bình, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Văn Chi, Trần Thị Trung Chiến, Đặng Vũ Chư, Vũ Đình Cự, Võ Văn Cương, Phan Diễn, Nguyễn Cảnh Dinh, Nguyễn Thị Doan, Hồ Nghĩa Dũng, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Văn Dũng, Phạm Thế Duyệt, Hà Quang Dự, Đỗ Bình Dương, Nguyễn Khắc Dương, Lê Văn Dỹ, Trần Văn Đăng, Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Khoa Điềm, Lư Văn Điền, Chamaléa Điêu, Lương Công Đoan, Trương Quang Được, Trần Xuân Giá, Nguyễn Bình Giang, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Ngô Hai, Bùi Hữu Hải, Trần Mai Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, Cù Thị Hậu, Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Huy Hiệu, Nguyễn Văn Hiệu, Trương Mỹ Hoa, Trần Hoà, Trần Đình Hoan, Nguyễn Đức Hoan, Trần Thị Minh Hoàng, Vũ Tuyên Hoàng, Đặng Thành Học, Hoàng Văn Hon, Nguyễn Thị Kim Hồng, Võ Nhân Huân, Bùi Văn Huấn, Vũ Quốc Hùng, Nguyễn Sinh Hùng, Phan Thế Hùng, Võ Đức Huy, Bùi Quang Huy, Lê Minh Hương, Đặng Hữu, Phan Văn Khải, Phạm Gia Khiêm, Hà Thị Khiết, Vũ Khoan, Đinh Hữu Khoá, Đoàn Khuê, Cao Sỹ Kiêm, Phan Trung Kiên, Đoàn Văn Kiển, Võ Văn Kiệt, Vũ Trọng Kim, Hoàng Kỳ, Vũ Ngọc Kỳ, Mai Thúc Lân, Đào Trọng Lịch, Mai Kiều Liên, Ngô Xuân Lộc, Trần Đức Lương, Bùi Danh Lưu, Nông Đức Mạnh, Vũ Mão, Nguyễn ánh Minh, Nguyễn Thị Minh, Đặng Vũ Minh, Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Đỗ Hoài Nam, Mai Văn Năm, Thái Phụng Nê, Phạm Thanh Ngân, Hoàng Đức Nghi, Phạm Quang Nghị, Hồ Tiến Nghị, Hoàng Văn Nghiên, Lê Huy Ngọ, Tạ Quang Ngọc, Trần Minh Ngọc, Võ Hồng Nhân, Nguyễn Dy Niên, Tráng A Pao, Nguyễn Tấn Phát, Lê Khả Phiêu, Phạm Thanh Phong, Tòng Thị Phóng, Lâm Phủ, Võ Hồng Phúc, Ksor Phước, Đỗ Nguyên Phương, Lò Văn Puốn, Trần Hồng Quân, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Văn Rinh, Nguyễn Văn Rốp, Tô Huy Rứa, Chu Văn Rỵ, Trương Tấn Sang, Nguyễn Văn Son, Phạm Thị Sơn, Bùi Xuân Sơn, Đỗ Trung Tá, Nguyễn Công Tạn, Hoàng Tanh, Sôlây Tăng, Nguyễn Văn Tâm, Nông Hồng Thái, Tạ Hữu Thanh, Nguyễn Phúc Thanh, Trần Thị Thanh Thanh, Tổ Tử Thanh, Võ Thị Thắng, Trương Công Thận, Đào Trọng Thi, Ngô Yên Thi, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Thọ, Nguyễn Văn Thới, Nguyễn Thị Hoài Thu, Hoàng Thừa, Lê Thế Tiệm, Nguyễn Khánh Toàn, Tô Xuân Toàn, Phạm Văn Trà, Hà Mạnh Trí, Nguyễn Thi Trị, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Đức Triều, Đỗ Ngọc Trinh, Nguyễn Tấn Trịnh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Vĩnh Trọng, Đinh Trung, Đỗ Quang Trung, Vũ Xuân Trường, Lê Văn Tu, Trần Văn Tuấn, Lê Xuân Tùng, Trương Đình Tuyển, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Thị Hồng Vân, Hồ Đức Việt, Hồng Vinh (Nguyễn Duy Lự), Trần Văn Vụ, Lê Danh Xương, Nguyễn Văn Yểu.

Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Đoàn Khuê, Phan Văn Khải, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Văn An, Phạm Văn Trà, Trần Đức Lương, Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Trương Tấn Sang, Lê Xuân Tùng, Lê Minh Hương, Nguyễn Đình Tứ, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Tấn Dũng. Tổng bí thư là Đỗ Mười.

Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân ta, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu bảo đảm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để thực hiện nhiệm vụ hàng đầu đó, từ sau Đại hội VIII, Bộ Chính trị đã chuẩn bị và triệu tập Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Hội nghị đã họp từ ngày 16 đến ngày 24 tháng 12.1996. Hội nghị đã thông qua hai nghị quyết quan trọng.

Một là, Nghị quyết Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã nêu rõ thực trạng giáo dục - đào tạo ở nước ta trong thời gian qua; vạch rõ định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2000; những giải pháp chủ yếu và phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục - đào tạo.

Hai là, Nghị quyết Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã đánh giá thực trạng khoa học và công nghệ; nêu ra định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2000; những giải pháp chủ yếu và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khoa học và công nghệ.

Nghị quyết của Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bảo đảm cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ nước ta thật sự là "quốc sách hàng đầu", thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, vững chắc theo định hướng xã hội.

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương họp từ ngày 9 đến 18.6.1997. Hội nghị đã thông qua hai Nghị quyết quan trọng: Nghị quyết về Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh và Nghị quyết Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nghị quyết về Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng nhà nước... đã nhấn mạnh một số chủ trương nhiệm vụ với ba yêu cầu sau:

"Một là, tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước thật sự là công bộc, tận tụy, phục vụ nhân dân.

Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Xây dựng và hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các cơ quan nhà nước ở từng cấp, chú trọng sự lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với việc kiểm kê, kiểm soát trong quản lý kinh tế, tài chính.

Nghị quyết đã vạch ra chủ trương: mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức Quốc hội; tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước; cải cách tư pháp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các biện pháp tổ chức thực hiện.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương họp từ ngày 22 đến 29.12.1997. Hội nghị đã tâp trung bàn về các nhiệm vụ kinh tế và một số vấn đề xã hội liên quan, để tiếp tục cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đại hội VIII về đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời xem xét và quyết định về vấn đề nhân sự cấp cao của Đảng và góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm công tác của Bộ Chính trị từ sau Đại hội đến nay.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng bí thư Đỗ Mười nêu rõ: "Để phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn, yếu kém vốn có và những vấn đề mới nảy sinh, tiếp tục đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế một cách vững chắc, cần thấu suốt tư tưởng chỉ đạo của Hội nghị Trung ương lần này là: tạo ra sự chuyển biến thật mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân, động viện mọi nguồn lực của nhân dân, nêu cao ý chí độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000". Đồng chí đã đề nghị Trung ương tập trung trí tuệ thảo luận 11 vấn đề thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách quan trọng sau:

- Các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000.

- Vấn đề phát huy nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.

- Cần kiệm để công nghiệp hóa, khắc phục xu hướng chạy theo "xã hội tiêu dùng".

- Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời quan tâm xây dựng quan hệ sản xuất, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; khắc phục tình trạng để một bộ phận nông dân không còn đất phải đi làm thuê, làm mướn; thực hiện hợp tác hoá, dân chủ hóa nông thôn.

- Hướng mạnh về xuất khẩu, nhưng không được coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước.

- Thực hiện cơ chế thị trường, nhưng Nhà nước phải quản lý và điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng thả nổi thị trường, nhất là thị trường nông thôn.

- Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng mở rộng ở cả thành thị và nông thôn.

- Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa.

- Vấn đề thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, để "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

- Vấn đề khắc phục tình trạng suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên; về chủ trương đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân.

Những vấn đề trên đây đã được Trung ương thảo luận và quyết định những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm 1996-2000 mà Đại hội VIII đã quyết định; thực hiện chiến lược kinh tế xã hội 10 năm (1991-2000) do Đại hội VII thông qua; đồng thời thực hiện đúng đắn đường lối chính sách của Đảng.

Hội nghị đã phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm tập trung trí tuệ thảo luận báo cáo của Bộ Chính trị và thông qua nghị quyết của Hội nghị.

Hội nghị thống nhất nhận định: Trong bối cảnh vừa có những thời cơ lớn, vừa có những thách thức lớn, qua hai năm thực hiện kế hoạch 5 năm (1996-2000), nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá. Đời sống số đông nhân dân có bước cải thiện. ổn định chính trị được giữ vững. Quốc phòng an ninh được bảo đảm. Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng. Chúng ta có thêm thế và lực, khả năng và kinh nghiệm để tiếp tục phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, còn những yếu tố chưa bảo đảm tăng trưởng lâu bền. Hội nghị đã chỉ rõ những nguyên nhân của thành tựu và của những mặt yếu kém.

Quán triệt các tư tưởng chỉ đạo nêu trên, Hội nghị đã xác định những chủ trương giải pháp lớn sau đây:

- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư.

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa.

- Đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp.

- Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ; thực hành triệt để tiết kiệm.

- Tích cực giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo.

- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế - xã hội.

Hội nghị cũng đã quyết định một số vấn đề quan trọng về nhân sự cấp cao của Đảng.

Ban Chấp hành Trung ương đã chấp nhận đề nghị của đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười về việc chuyển giao chức vụ Tổng bí thư; chấp thuận đề nghị của các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công để các đồng chí được kết thúc nhiệm vụ Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng; chấp thuận đề nghị của các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt xin rút khỏi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và suy tôn ba đồng chí làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu đồng chí Lê Khả Phiêu, ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị giữ chức vụ Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đã bầu bổ sung các ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Minh Triết, Phan Diễn và Nguyễn Phú Trọng làm ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã kêu gọi: "Toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm phấn đấu thực hiện bằng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000..., tạo ra bước chuyển biến mới quan trọng về cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo đà, tạo thế và lực mới cho bước tiến nhanh và vững chắc hơn khi bước vào thế kỷ XXI.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã đặc biệt nhấn mạnh các quan điểm, chính sách lớn đã được Trung ương nhất trí thông qua và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện Nghị quyết. Đồng chí nói: "Sau Hội nghị, vấn đề quyết định là phải tổ chức thực hiện có kết quả Nghị quyết, biến các quyết định của Trung ương thành hiện thực. Lâu nay việc tổ chức thực hiện vẫn là một khâu yếu kém trong sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Bác Hồ nói: Chủ trương một thì biện pháp phải mười, quyết tâm phải hai mươi. Chúng ta phải quán triệt và quyết tâm làm đúng như lời dạy đó của Bác... Mỗi đảng viên và tổ chức đảng phải gương mẫu thực hiện Nghị quyết; phải tạo được phong trào hành động cách mạng sôi nổi của toàn dân, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, công tác, triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Lúc này, từ các đồng chí lãnh đạo cao nhất, các đồng chí Trung ương đến mỗi người dân phải chống xa hoa lãng phí, phải hạn chế những nhu cầu chưa cần thiết..., dồn tiền bạc, của cải cho đầu tư phát triển; kiên quyết đấu tranh với các tệ nạn quan liêu, tham nhũng đang là những trở ngại lớn làm triệt tiêu các động lực phát triển, là nguồn gốc của nhiều tệ nạn xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và chế độ; ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng và kế hoạch nhà nước ngay từ những ngày đầu năm 1998".

Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII họp từ ngày 13 đến 17.10.1998 đã tập trung thảo luận các Báo cáo của Bộ chính trị và Ban Cán sự Đảng Chính phủ về tình hình kinh tế- xã hội năm 1998, thu chi ngân sách năm 1999 và vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hội nghị tập trung đánh giá kết quả kinh tế - xã hội năm 1998 trên một số mặt chủ yếu:

- Về cơ bản nước ta vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, đời sống kinh tế - xã hội ổn định. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, đời sống và sản xuất ở khu vực nông thôn đã có bước cải thiện. Công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 11%).

- Quan hệ sản xuất tiếp tục được đổi mới, nguồn lực các thành phần kinh tế khai thác có hiệu quả. Đặc biệt quá trình thực hiện đổi mới quản lý, tổ chức sắp xếp lại, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi bước đầu các hợp tác xã theo Luật hợp tác xã đã thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư của nhân dân và các doanh nghiệp.

- Tài chính, tiền tệ vẫn tiếp tục ổn định, đã khắc phục được nhiều hạn chế tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Về kinh tế đối ngoại, vẫn duy trì và mở rộng với các nước trong điều kiện suy thoái của kinh tế khu vực và thế giới.

- Hoạt động văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ. Tình hình chính trị tiếp tục ổn định, an ninh - quốc phòng, trật tự xã hội được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới phát triển đất nước.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Hội nghị cũng đánh giá đúng mức những khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội đất nước: nội lực của nền kinh tế vẫn chưa thực sự được huy động ở mức đề ra; nhịp độ tăng trưởng kinh tế chậm, một số ngành kinh tế hoạt động kém hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; việc đổi mới quan hệ sản xuất có tiến bộ nhưng còn chậm; văn hóa - xã hội còn nhiều tồn tại, bức xúc...

Nghị quyết về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay được thông qua tại Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII họp từ ngày 25.1 đến 2.2.1999. Hội nghị đã khẳng định những thành tựu mà Đảng ta đạt được trong suốt bảy thập kỷ qua, cũng như thẳng thắn thừa nhận những vấn đề còn tồn tại trong Đảng hiện nay. Để đáp ứng những yêu cầu của công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể: tăng cường sự thống nhất trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành động, kiên trì đấu tranh đẩy lùi bốn nguy cơ; đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, làm rõ hơn mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đổi mới công tác giáo dục trong Đảng và trong xã hội về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng; củng cố tổ chức, tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức trong hệ thống chính trị...

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII họp từ ngày 9 đến 16.8.1999 đã tập trung thảo luận và ra Nghị quyết một số vấn đề về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước.

Về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị: Hội nghị nhấn mạnh những thành tựu trong xây dựng và củng cốt chức bộ máy của hệ thống chính trị của Đảng từ Trung ương đến cơ sở. Những việc làm tích cực đó đã góp phần phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ công chức, là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, cho đến năm 1999 tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị còn nhiều vấn đề bất cập làm giảm hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng, làm yếu hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Nghị quyết Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện như: xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức các ban của Đảng ở các cấp; cải tiến cách làm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, nâng cao trách nhiệm và chất lượng hoạt động của các đại biểu Quốc hội; rà soát và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương, tinh giản hợp lý tối đa các cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tinh giản các đơn vị thuộc các Bộ; chỉ đạo và sắp xếp tổ chức của hai ngành kiểm sát và tòa án; xây dựng quy chế làm việc, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; tinh giản biên chế, nhất là biên chế hành chính ở các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể.

Về tiền lương và trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước, Nghị quyết nhấn mạnh các quan điểm cần quán triệt trong quá trình cải tiến chính sách tiền lương và chính sách trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước. Đó là: tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trả lương cho đúng người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển, nâng cao năng suất lao động, và hiệu quả công suất công tác; góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức; bảo đảm giá trị thực của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển của kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó Nghị quyết đã xác định những nhiệm vụ cụ thể của công tác tiền lương.

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII họp từ ngày 4 đến 11.11.1999 đã thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 1999, xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch năm 2000. Hội nghị cũng tập trung thảo luận và cho ý khen về định hướng chuẩn bị các văn kiện Đại hội IX, nghe báo cáo bước đầu về tình hình kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) (khóa VIII), xem xét xử lý kỷ luật một số cán bộ thuộc Trung ương quản lý.

Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình kinh tế - xã hội trong nước và dự báo những chiều hướng, khả năng tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á, Hội nghị đánh giá tình hình năm 1999 trên 6 vấn đề: về bức tranh tổng thể của nền kinh tế; về tác động của bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới đối với nước ta; về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong nước; về vấn đề đầu tư; về vấn đề lạm phát; về một số vấn để xã hội và thu nhập của dân cư.

Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VIII) cũng xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2000.

Để chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 4.2000) đã tập trung thảo luận dự thảo Báo cáo chính trị; dự thảo Báo cáo chiến lược kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-20101 phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 và dự thảo Báo cáo một số điểm bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.

Hội nghị nhất trí giao cho các Tiểu ban văn kiện tiếp thu ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương để sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh các dự thảo văn kiện trình ra Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII.

Ngoài ra, Hội nghị còn kiểm điểm, đánh giá kết quả việc thực hiện bước hai cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) (khóa VIII). Đồng thời, Hội nghị cũng xác định phương hướng, nhiệm vụ nhằm thực hiện thắng lợi bước ba cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng vũng mạnh và trong sạch, đủ sức lãnh đạo và tổ chức nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.

Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 6.2000) tiếp tục thảo luận sâu hơn bốn vấn đề lớn trong các dự thảo văn kiện Đại hội IX của Đảng, đó là các vấn đề:

- Đánh giá bối cảnh quốc tế và trong nước, thời cơ, thách thức và nguy cơ của đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

- Chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp xây dụng Đảng trong tình hình mới.

Cùng với bốn vấn đề nêu trên, Hội nghị tiếp tục thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Báo cáo chính trị; dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 và dự thảo Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005); dự thảo báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng trình Đại hội IX.

Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII giao cho Bộ Chính trị và các Tiểu ban văn kiện tiếp thu ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương chỉnh các dự thảo văn kiện để gởi đến đại hội các cấp tham gia ý kiến trước khi trình ra Đại hội IX của Đảng.

Các Hội nghị lần thứ mười một (lần l) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 1.2001), Hội nghị lần thứ mười một (lần 2) Ban Chấp hành  Trung ương khóa VIII (tháng 3.2001) và Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 4.2001) là các Hội nghị thảo luận và tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức đảng, các đồng chí lão thành cách mạng, các cơ quan khoa học và tầng lớp nhân dân, hoàn chỉnh các văn kiện trình Đại hội IX và chuẩn bị nhân sự trình Đại hội xem xét, đề cử, ứng cử bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX.

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1996-2000), đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, bên cạnh những tác động của khủng hoảng kinh tế trong khu vực châu Á, nước ta còn gặp những khó khăn, thách thức khác như những yếu kém vốn có của nền kinh tế, thiên tai lớn liên tiếp. Đảng và Nhà nước đã tập trung lãnh đạo toàn dân vượt qua khó khăn, thách thức, ra sức thực hiện Nghị quyết của Đại hội VIII. Trong 5 năm (1996-2000), sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng:

Kinh tế vẫn tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hằng năm (1996-2000) là 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, mỗi năm tăng hơn 1 triệu tấn. Công nghiệp giữ được nhịp độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 13,5%. Hệ thống kê cấu hạ tầng: bưu chính - viễn thông, đường sá, cầu, cảng, sân bay, điện.., được tăng cường. Xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục phát triển, đặc biệt là xuất khẩu dầu thô, gạo, hàng dệt may, sản phẩm thủy hải sản, than... Các ngành dịch vụ có bước phát triển mới. Năm 2000 đã chặn được giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.

Văn hóa, xã hội có những tiến bộ. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục - đào tạo có bước phát triển về chất lượng, quy mô và cơ, vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ đều phát triển. Các hoạt động văn hóa và nhu cầu hưởng thụ văn hóa tăng lên. Đã chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo những nội dung và định hướng của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 7.1998). Mỗi năm đã giải quyết việc làm cho hơn một triệu lao động. Phong trào và chính sách xoá đói giảm nghèo có nhiều kết quả nổi bật được các nước đánh giá cao. Các chính sách, xã hội khác được thực hiện tốt.

Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng để phát triển đất nước. Các lực lượng vũ trang nhân dân có nhiều cố gắng bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo được phát huy. Tổ chức quân đội và công an được chấn chỉnh theo yêu cầu mới. Đã kết hợp chặt chẽ quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh với đối ngoại.

Quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt. Tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước xã hội - chủ nghĩa, các nước láng giềng và bạn bè truyền thống, với nhiều nước khác, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế. Đảng ta tiếp tục phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các Đảng Cộng sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc và tiến bộ trên thế giới, quan hệ với đảng đang cầm quyền ở một số nước và một số đảng khác. Ngoại giao nhân dân được mở rộng và phát triển.

Có thể nói những thành tựu trong 5 năm (1996 - 2000) đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam. Có được những thành tựu đó là do Đảng ta có bản lĩnh chính thị vững vàng và đường lối lãnh đạo đúng đắn; Nhà nước ta có cố gắng lớn trong việc điều hành, quản lý; toàn dân và toàn quân phát huy lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm, đoàn kết nhất trí, cần cù, năng động, sáng tạo và trí tuệ ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mười năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000) đất nước đã có những bước tiến rất quan trọng. Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ yếu tăng hơn trước. Nền kinh tế từ tình trạng khan hiếm, thiếu nghiêm trọng lương thực và hàng tiêu dùng nay đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế. Từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ nền kinh tế chủ yếu chỉ có hai thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện.

Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hẫng hụt về thị trường do những biến động ở Liên Xô và các nước Đông Âu gây ra. Không để bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực châu Á, mặc dù hậu quả của nó đối với nước ta cũng khá nặng nề. Phá được thế bị bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh được củng cố. Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với mười năm trước.

Thực tiễn 15 năm đổi mới đã bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây đựng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về công nghiệp hóa, hiện đạo hóa đất nước; về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; về Đảng cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội; về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa …

Tuy nhiên, qua 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vẫn còn bộc lộ một số yếu kém, khuyết điểm: nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm mà Đại hội VIII đề ra là 9-10% đã không đạt. Một số vấn đề văn hóa - xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo được động lực mạnh mẽ để phát triển. Những vấn đề rất phong phú và sáng tạo về kinh nghiệm thực tiễn và lý luận, về những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm của 15 năm đổi mới là cơ sở quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những vấn đề lớn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1996-2001)

Tổng bí thư

Đỗ Mười (đến tháng 12.1997)

Lê Khả Phiêu (từ tháng 12.1997)

Bộ Chính trị

1. Đỗ Mười

2. Lê Đức Anh

3. Võ Văn Kiệt

4. Nông Đức Mạnh

5. Lê Khả Phiêu

6. Đoàn Khuê

7. Phan Văn Khải

8. Nguyễn Mạnh Cầm

9. Nguyễn Đức Bình

10. Nguyễn Văn An

11. Phạm Văn Trà

12. Trần Đức Lương

13. Nguyễn Thị Xuân Mỹ

14. Trương Tấn Sang

15. Lê Xuân Tùng

16. Lê Minh Hương

17. Nguyễn Đình Tứ

18. Phạm Thế Duyệt

19. Nguyễn Tấn Dũng

20. Phạm Thanh Ngân (bổ sung từ tháng 12.1997)

21. Nguyễn Minh Triết (bổ sung từ tháng 12.1997)

22. Phan Diễn (bổ sung từ tháng 12.1997)

23. Nguyễn Phú Trọng (bổ sung từ tháng 12.1997)

Thường vụ Bộ Chính trị

1. Đỗ Mười

2. Lê Đức Anh

3. Võ Văn Kiệt

4. Lê Khả Phiêu

5. Nguyễn Tấn Dũng

6. Nông Đức Mạnh (bổ sung từ tháng 1.1998)

7. Phạm Thế Duyệt (bổ sung từ tháng 10.1998)

Danh sách Ban Chấp hành Trung ương

1. Đỗ Mười

2. Nguyễn Văn An

3. Lê Đức Anh

4. Lê Hồng Anh

5. Đỗ Văn Ân

6. Võ Đông Ba

7. Nguyễn Bá

8. Nguyễn Đình Bin

9. Đào Đình Bình

10. Nguyễn Đức Bình

11. Nguyễn Mạnh Cầm

12. Nguyễn Văn Chi

13. Trần Thị Trung Chiến

14. Đặng Vũ Chư

15. Vũ Đình Cự

16. Võ Văn Cương

17. Phan Diễn

18. Nguyễn Cảnh Dinh

19. Nguyễn Thị Doan

20. Hồ Nghĩa Dũng

21. Nguyễn Tấn Dũng

22. Lê Văn Dũng

23. Phạm Thế Duyệt

24. Hà Quang Dự

25. Đỗ Bình Dương

26. Nguyễn Khắc Dương

27. Lê Văn Dỹ

28. Trần Văn Đẳng

29. Nguyễn Văn Đẳng

30. Nguyễn Khoa Điềm

31. Lư Văn Điền

32. Chama Léa Điêu

33. Lương Công Đoan

34. Trương Quang Được

35. Nguyễn Văn Được

36. Trần Xuân Giá

37. Nguyễn Bình Giang

38. Phạm Minh Hạc

39. Nguyễn Ngô Hai

40. Bùi Hữu Hải

41. Trần Mai Hạnh

42. Nguyễn Thị Hằng

43. Cù Thị Hậu

44. Nguyễn Minh Hiền

45. Nguyễn Huy Hiệu

46. Nguyễn Văn Hiệu

47. Trương Mỹ Hoa

48. Trần Hòa

49. Trần Đình Hoan

50. Nguyễn Đức Hoan

51. Trần Thị Minh Hoàng

52. Vũ Tuyên Hoàng

53. Đặng Thành Học

54. Hoàng Văn Hon

55. Nguyễn Thị Kim Hồng

56. Võ Nhân Huân

57. Bùi Văn Huấn

58. Vũ Quốc Hùng

59. Nguyễn Sinh Hùng

60. Phan Thế Hùng

61. Võ Đức Huy

62. Bùi Quang Huy

63. Lê Minh Hương

64. Đặng Hữu

65. Phan Văn Khải

66. Phạm Gia Khiêm

67. Hà Thị Khiết

68. Vũ Khoan

69. Đinh Hữu Khóa

70. Đoàn Khuê

71. Cao Sỹ Kiêm

72. Phan Trung Kiên

73. Đoàn Văn Kiển

74. Võ Văn Kiệt

75. Vũ Trọng Kim

76. Hoàng Kỳ

77. Vũ Ngọc Kỳ

78. Mai Thúc Lân

79. Đào Trọng Lịch

80. Mai Kiều Liên

81. Ngô Xuân Lộc

82. Trần Đức Lương

83. Bùi Danh Lưu

84. Nông Đức Mạnh

85. Vũ Mão

86. Nguyễn Ánh Minh

87. Nguyễn Thị Minh

88. Đặng Vũ Minh

89. Nguyễn Thị Xuân Mỹ

90. Đỗ Hoài Nam

91. Mai Văn Năm

92. Thái Phụng Nê

93. Phạm Thanh Ngân

94. Hoàng Đức Nghi

95. Phạm Quang Nghị

96. Hồ Tiến Nghị

97. Hoàng Văn Nghiên

98. Lê Huy Ngọ

99. Tạ Quang Ngọc

100. Trần Minh Ngọc

101. Võ Hồng Nhân

102. Nguyễn Duy Niên

103. Tráng A Pao

104. Nguyễn Tấn Phát

105. Lê Khả Phiêu

106. Phạm Thanh Phong

107. Tòng Thị Phóng

108. Lâm Phú

109. Võ Hồng Phúc

110. Ksor Phước

111. Đỗ Nguyên Phương

112. Lò Văn Quân

113. Trần Hồng Quân

114. Nguyễn Văn Quân

115. Nguyễn Duy Quý

116. Nguyễn Văn Rinh

117. Nguyễn Văn Rốp

118. Tô Huy Rứa

119. Chu Văn Rỵ

120. Trương Tấn Sang

121. Nguyễn Văn Son

122. Phạm Thị Sơn

123. Bùi Thị Sơn

124. Đỗ Trung Tá

125. Nguyễn Công Tạn

126. Hoàng Tanh

127. Sô Lây Tăng

128. Nguyễn Văn Tâm

129. Nông Hồng Thái

130. Tạ Hữu Thanh

131. Nguyễn Phúc Thanh

132. Trần Thị Thanh Thanh

133. Tô Tử Thanh

134. Võ Thị Thắng

135. Trương Công Thận

136. Đào Trọng Thi

137. Ngô Yên Thi

138. Nguyễn Hữu Thọ

139. Phạm Văn Thọ

140. Nguyễn Văn Thới

141. Nguyễn Thị Hoài Thu

142. Hoàng Thừa

143. Lê Thế Tiêm

144. Nguyễn Khánh Toàn

145. Ma Thanh Toàn

146. Tô Xuân Toàn

147. Phạm Văn Trà

148. Hà Mạnh Trí

149. Nguyễn Thế Trị

150. Nguyễn Minh Triết

151. Nguyễn Đức Triều

152. Đỗ Ngọc Trinh

153. Nguyễn Tấn Trịnh

154. Nguyễn Phú Trọng

155. Trương Vĩnh Trọng

156. Đinh Trung

157. Đỗ Quang Trung

158. Vũ Xuân Trường

159. Lê Văn Tu

160. Trần Văn Tuấn

161. Lê Thanh Tùng

162. Trương Đình Tuyển

163. Nguyễn Văn Tư

164. Nguyễn Đình Tứ

165. Nguyễn Thị Hồng Vân

166. Hồ Đức Việt

167. Hồng Vinh (Nguyễn Duy Lự)

168. Trần Văn Vụ

169. Lê Danh Xương

170. Nguyễn Văn Yểu

Theo website Đảng Cộng sản VN

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.