Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ bảy

09/01/2011 09:04 GMT+7

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành vào tháng 6.1991, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp.

Đất nước ta phải đương đầu với hoạt động phá hoại của các lực lượng thù địch ở cả ngoài nước và trong nước. Nhờ những thành tựu bước đầu của gần 5 năm đổi mới, chúng ta đã đứng vững và tiếp tục tiến lên, mặc dù còn nhiều khó khăn. Đất nước vẫn chưa chấm dứt được sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

Đại hội họp nội bộ từ ngày 17 đến 22.6.1991. Từ ngày 24 đến 27.6.1991 Đại hội họp công khai.

Dự Đại hội có 1.176 đại biểu nam và nữ đại diện cho hơn hai triệu đảng viên ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau từ mọi miền của đất nước và đang công tác ở nước ngoài.

Đến dự Đại hội còn có đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô, đoàn đại biểu của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đoàn đại biểu của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Cuba. Dự khai mạc Đại hội còn có đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thường trú tại Hà Nội, các vị trong đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc gia và quốc tế, đại diện các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội.

Thời gian: từ 24 đến 27.6.1991.

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội.

Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.155.022.

Số lượng tham dự Đại hội: 1.176 đại biểu.

Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Đỗ Mười.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 146 ủy viên.

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 ủy viên.

Nhiệm vụ chính: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới.

Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ - đổi mới, dân chủ - kỷ cương - đoàn kết; là Đại hội lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng đã họp từ ngày 20 đến 25.1.1994, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Hội nghị bầu bổ sung 20 ủy viên Trung ương để thay thế các đồng chí vì lý do sức khỏe tự nguyện rút và các đồng chí bị kỷ luật.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã họp 9 lần để bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó có vấn đề thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước; cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; và các định hướng lớn về công tác tư tưởng và lý luận.

Đồng chí Võ Chí Công đọc diễn văn khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Linh đọc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương về các văn kiện Đại hội VII.

Đại hội có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đánh giá những việc làm được, những việc có thể làm nhưng chưa làm được, những vấn đề mới nảy sinh, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm tiến hành đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội.

Trên cơ sở đó Đại hội đề ra phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu cho 5 năm tới. ý nghĩa trọng đại của Đại hội VII còn ở chỗ, đây là lần đầu tiên Đại hội thông qua Cương lĩnh vạch ra những quan niệm và phương hướng cơ bản về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đã đánh giá việc thực hiện đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, sau hơn bốn năm đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống. Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Đó là:

- Tình hình chính trị của đất nước ổn định.

- Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực: đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nguồn lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn, tốc độ lạm phát được kiềm chế bớt, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân có phần được cải thiện.

- Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy.

- Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Từng bước phá thế bị bao vây về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Song chúng ta còn nhiều yếu kém và khó khăn, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, công cuộc đổi mới còn những hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết.

Trên cơ sở đánh giá tình hình hơn bốn năm đổi mới, Đại hội lần thứ VII đã rút ra năm bài học kinh nghiệm bước đầu về đổi mới:

Một là, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới.

Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Đổi mới là một cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ba là, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế, xã hội.

Bốn là, tiếp tục phát huy ngày càng sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng để phát huy dân chủ đúng hướng và đạt kết quả thì quá trình đó phải được lãnh đạo tốt, có bước đi vững chắc phù hợp với tình hình chính trị, xã hội nói chung.

Năm là, trong quá trình đổi mới phải quan tâm dự báo tình hình, kết hợp phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới, tăng cường tổng kết thực tiễn và không ngừng hoàn chỉnh lý luận về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Báo cáo đã nêu những phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991-1995. Báo cáo đã xác định "Mục tiêu tổng quát của 5 năm tới là vượt khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay". Báo cáo cũng nêu lên bốn phương châm chỉ đạo và những nhiệm vụ chủ yếu trong năm năm trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam và nêu lên những bài học kinh nghiệm lớn. Đó là:

Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết; đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Cương lĩnh đã vạch rõ quan niệm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta sẽ xây dựng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ để thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Để thực hiện dân giàu nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế, xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó, trước hết là các lực lượng thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Cương lĩnh cũng nêu lên những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng.

"Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Đại hội đã thông qua Điều lệ của Đảng (sửa đổi). Điều lệ gồm 12 chương 47 điều.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) gồm có 146 ủy viên là: Nguyễn Văn An, Lê Đức Anh, Đỗ Văn Ân, Nguyễn Bá, Nguyễn Đức Bình, Lê Đức Bình, Nguyễn Thới Bưng, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Kỳ Cẩm, Huỳnh Văn Cần, Nguyễn Văn Chi, Võ Trần Chí, Nguyễn Văn Chiểu, Nguyễn Văn Chính, Đỗ Chính, Nguyễn Chơn, Đặng Vũ Chư, Nguyễn Nhiêu Cốc, Trần Quang Cơ, Vũ Đình Cự, Huỳnh Cương, Nguyễn Cảnh Dinh, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Thế Duyệt, Hà Quang Dự, Đỗ Bình Dương, Lê Văn Dỹ, Trần Văn Đăng, Hà Đăng, Nguyễn Đệ, Trương Quang Được, Trần Thị Đường, Nguyễn Bình Giang, Hồng Hà, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Ngô Hai, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Thị Hằng, Cù Thị Hậu, Nguyễn Văn Hiệu, Trương Mỹ Hoa, Trần Đình Hoan, Nguyễn Đức Hoan, Trần Hoàn, Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Thị Kim Hồng, Nguyễn Văn Hơn, Vũ Quốc Hùng, Phạm Hưng, Nguyễn Đình Hương, Lê Minh Hương, Đặng Hữu, Phạm Văn Hy, Phan Văn Khải, Nguyễn Khánh, Nguyễn Nam Khánh, Hà Thị Khiết, Vũ Khoan, Đoàn Khuê, Cao Sỹ Kiêm, Lê Văn Kiên, Võ Văn Kiệt, Đặng Xuân Kỳ, Nguyễn Xuân Kỷ, Mai Thúc Lân, Trịnh Văn Lâu, Phạm Tâm Long, Ngô Xuân Lộc, Nguyễn Duy Luân, Trần Lum, Đào Đình Luyện, Trần Đức Lương, Bùi Danh Lưu, Nông Đức Mạnh, Vũ Mão, Nguyễn Thị Minh, Đỗ Mười, Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Phạm Thanh Ngân, Hoàng Đức Nghi, Lê Huy Ngọ, Bùi Thiện Ngộ, Đàm Văn Ngụy, Lê Thanh Nhàn, Nguyễn Trọng Nhân, Võ Hồng Nhân, Thái Bá Nhiệm, Huỳnh Văn Niềm, Nguyễn Niệm, Nguyễn Dy Niên, Nguyễn Thái Ninh, Vũ Oanh, Tráng A Páo, Nguyễn Hà Phan, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Minh Triết (Trần Phong), Đỗ Phượng, Ama Pui, Lò Văn Puốn, Trần Hồng Quân, Nguyễn Duy Quý, Chu Văn Rị, Đỗ Quốc Sam, Trương Tấn Sang, Phạm Song, Nguyễn Đình Sở, Bùi Xuân Sơn, Nguyễn Văn Sĩ, Nguyễn Công Tạn, Hoàng Tanh, Phan Minh Tánh, Nguyễn Thị Tâm, Trần Trọng Tân, Nông Hồng Thái, Trần Thị Thanh Thanh, Tạ Hữu Thanh, Đỗ Quang Thắng, Vũ Thắng, Nguyễn Thị Thân, Đặng Văn Thân, Phạm Văn Thọ, Lê Phước Thọ, Hữu Thọ, Phan Thu, Đặng Quân Thuỵ, Phan Văn Tiệm, Nguyễn Trung Tín, Phạm Văn Trà, Hà Học Trạc, Lê Văn Triết, Nguyễn Đức Triều, Lê Xuân Trinh, Nguyễn Tấn Trịnh, Trương Vĩnh Trọng, Đỗ Quang Trung, Lê Văn Tu, Đào Duy Tùng, Lê Xuân Tùng, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Đình Tứ, Phan Ngọc Tường, Nguyễn Thị Hồng Vân, Bùi Thanh Vân, Đậu Ngọc Xuân, Nguyễn Trọng Xuyên, Lê Danh Xương.

Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã bầu Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đào Duy Tùng, Đoàn Khuê, Vũ Oanh, Lê Phước Thọ, Phan Văn Khải, Bùi Thiện Ngộ, Nông Đức Mạnh, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Đức Bình, Võ Trần Chí. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư của Đảng.

Thành công của Đại hội đánh dấu bước trưởng thành mới của Đảng, cột mốc mới trong tiến trình cách mạng nước ta. Diễn văn bế mạc Đại hội của Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu rõ: Kết quả nổi bật của Đại hội chúng ta là sự nhất trí trên tất cả các vấn đề lớn thuộc về quan điểm, đường lối có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước. Đại hội là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng và của nhân dân trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những giá trị của loài người vào giai đoạn hiện nay của sự nghiệp cách mạng nước ta... Kết quả đó khẳng định trong đường lối của mình, Đảng ta và nhân dân ta quyết tâm không gì lay chuyển nổi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn. Đó là con đường duy nhất đúng đắn. 

Từ sau Đại hội VII, tình hình quốc tế tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu lần lượt sụp đổ. Độc lập chủ quyền của một số quốc gia đang bị thách thức bởi chính sách cường quyền và áp đặt. Các thế lực thù địch ra sức hoạt động chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta phải trải qua những thử thách vô cùng gay go.

Trước thách thức và vận hội mới, Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn dân ta đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cụ thể hóa và phát triển đường lối Đại hội VII, giải quyết một loạt vấn đề cụ thể về những vấn đề đối nội và đối ngoại, phù hợp với tình hình đang diễn biến và thực tiễn cuộc sống.

Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ ngày 25.11 đến 4.12.1991 đã bàn về vấn đề kinh tế, xác định quan điểm, chủ trương thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và việc sửa đổi Hiến pháp 1980.

Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 18 đến 29.6.1992 tại Hà Nội. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã trình bày trước Hội nghị vấn đề Thời cuộc hiện nay và nhiệm vụ của chúng ta.

Hội nghị đã thảo luận ba vấn đề quan trọng:

- Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại,

- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia,

- Đổi mới và chỉnh đốn Đảng.

Kiểm điểm tình hình trong nước và thế giới, Hội nghị nêu rõ: "Một năm đã qua kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng, cách mạng nước ta tiếp tục phát triển, tình hình chính trị ổn định, sự nhất trí trong Đảng và trong nhân dân được tăng cường, tình hình kinh tế không bị đảo lộn, có mặt phát triển, có thêm những nguồn lực mới. Công tác đối ngoại giữ vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Củng cố quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó các lực lượng vũ trang bao gồm quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

Về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, Hội nghị đã đánh giá qua mấy năm lãnh đạo tiến hành đổi mới, Đảng có bước tiến bộ và trưởng thành mới, nắm bắt được yêu cầu phát triển của đất nước và nguyện vọng của nhân dân, quyết tâm sửa chữa những khuyết điểm sai lầm trước đây, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn được nâng lên. Song Đảng ta cũng bộc lộ những nhược điểm, có những khuyết điểm đang trở thành nguy cơ không thể xem thường. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi Đảng phải khẩn trương tự đổi mới, tự chỉnh đốn.

Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 4 đến 14.1.1993, đã thảo luận và ra nghị quyết về một số vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chuẩn bị hành trang cho nhân dân ta, đặc biệt cho thế hệ trẻ vững bước tiến vào thế kỷ XXI. Đó là các Nghị quyết:

- Về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt.

- Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

- Về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Về công tác thanh niên trong thời kỳ mới.

Quan điểm cách mạng và nhân văn của Đảng ta là "Tất cả là do con người, tất cả vì hạnh phúc con người, chúng ta coi con người là nhân tố quyết định, là động lực to lớn nhất, là chủ thể sáng tạo mọi nguồn của cải vật chất và tinh thần của xã hội; đồng thời, coi hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chúng ta".

Hội nghị đã thông qua Nghị quyết Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng nông nghiệp - nông thôn nước ta qua những năm đổi mới, Hội nghị đã quyết nghị về mục tiêu và quan điểm tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn, những phương hướng và giải pháp cụ thể.

Hội nghị lần thứ sáu của Trung ương họp từ ngày 24.11 đến 1.12.1993 đã bàn việc chuẩn bị nội dung và nhân sự cho Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng. Hội nghị đã bầu bổ sung các đồng chí Lê Khả Phiêu, Nguyễn Mạnh Cầm, Đỗ Quang Thắng, Nguyễn Hà Phan vào Bộ Chính trị và cách chức ủy viên Trung ương của Vũ Ngọc Hải.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 20 đến 25.1.1994. Hội nghị có nhiệm vụ kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và tổng kết một bước thực tiễn đổi mới từ Đại hội VI nhằm làm sáng tỏ thêm một số vấn đề trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xác định những chủ trương và giải pháp lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VII, đưa sự nghiệp cách mạng của nước ta tiếp tục tiến lên.

Từ sau Đại hội VII, mặc dù tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng và phức tạp, song Đảng và nhân dân Việt Nam ta vẫn kiên trì công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng dân chủ, giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh, quốc phòng, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, từng bước phá thế bao vây (cấm vận). Chúng ta đã đạt được các thành tựu có ý nghĩa to lớn sau:

- Đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục giữ vững và củng cố sự ổn định chính trị.

- Quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín và vị trí nước ta trên thế giới được nâng lên, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Song chúng ta còn nhiều mặt yếu kém và nhiều vấn đề mới nảy sinh.

Hội nghị nêu rõ, trước mắt nhân dân ta là những thách thức lớn và những cơ hội lớn.

Những thách thức lớn là: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc.

Hơn hai năm tổ chức thực hiện mục tiêu tổng quát của Đại hội VII đề ra, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhất là về kinh tế. Trong những năm còn lại của nhiệm kỳ, phải động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng tâm nhất trí, nỗ lực vượt bậc, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, mở rộng hợp tác quốc tế, thực hành cần kiệm liêm chính, ra sức khai thác thuận lợi, nắm bắt thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách, thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát mà Đại hội VII đã đề ra, thúc đẩy nhanh hơn nhịp độ thực hiện những mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, Hội nghị đã nêu lên những mục tiêu chủ yếu sau:

1. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực và môi trường thuận lợi hơn nữa cho các thành phần kinh tế, các loại doanh nghiệp phát triển nhanh và có hiệu quả cao.

3. Xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

4. Chăm lo các vấn đề văn hóa, xã hội.

5. Tăng cường quốc phòng và an ninh.

6. Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại.

7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

8. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.

Về tổ chức, Hội nghị quyết định bổ sung 20 ủy viên Trung ương để thay thế cho các đồng chí vì lý do sức khoẻ đã tự nguyện rút lui và các đồng chí bị kỷ luật. Các đồng chí Đào Trọng Lịch, Phan Diễn, Sôlâytăng, Bùi Quang Huy, Lư Văn Điền, Hồ Đức Việt, Lê Mai, Nguyễn Thế Trị, Đặng Thành Học, Hoàng Thừa, Trương Công Thận, Trần Văn Vụ, Đinh Trung, Nguyễn Phú Trọng, Hà Mạnh Trí, Lê Thanh Đạo, Tô Xuân Toàn, Thái Phụng Nê, Võ Văn Cương, Hoàng Văn Nghiên đã được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương. Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội VII và Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng, bảo đảm sự phát triển đúng hướng, phải ra sức xây dựng Đảng và bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực quản lý điều hành.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội. Đó là quá trình lâu dài. Trên cơ sở phân tích tình hình công nghiệp, công nghệ và giai cấp công nhân trong mấy chục năm qua, tình hình thuận lợi và khó khăn trước mắt, Hội nghị đã xác định mục tiêu và quan điểm sau:

"Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Từ nay đến năm 2000, việc đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải nhằm đạt và vượt các mục tiêu đã xác định trong chiến lược kinh tế - xã hội (1991-2000) ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI".

Quan điểm:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với nước ngoài, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo, được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

- Khoa học, công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.

- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có.

Giai cấp công nhân thông qua đảng tiên phong của mình thực hiện sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hội nghị cũng quyết định phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và thực hiện quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể

Từ ngày 16 đến 23.1.1995, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã họp Hội nghị lần thứ tám. Hội nghị đã thảo luận và ra Nghị quyết về việc Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cải cách một bước nền hành chính nhà nước.

Hội nghị nhận định rằng công cuộc đổi mới những năm qua được tiến hành toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời đổi mới hệ thống chính trị từng bước tích cực, vững chắc. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta thời gian qua có những chuyển biến tích cực và đã được đổi mới một bước, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có tiến bộ. Tuy nhiên, hoạt động của Nhà nước ta còn những khuyết điểm và yếu kém: Hệ thống pháp luật chưa tạo đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm; tổ chức bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động có mặt kém hiệu quả; nạn quan liêu, lãng phí và tham nhũng nghiêm trọng; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn yếu; sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường bảo đảm cho việc kiện toàn và phát huy hiệu lực của bộ máy nhà nước.

Tình hình trên đây cùng với yêu cầu đặt ra cho đất nước trong thời kỳ phát triển mới, đòi hỏi phải ra sức xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả. Hội nghị Trung ương nhấn mạnh rằng, trong quá trình xây dựng và kiện toàn Nhà nước, phải quán triệt những quan điểm cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Ba là, quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Tăng cường sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy trách nhiệm và tính chủ động, năng động, sáng tạo của từng địa phương, từng cơ sở, từng tổ chức, từng cá nhân và toàn hệ thống.

Bốn là, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội, kết hợp biện pháp hành chính với giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí, kết hợp sức mạnh của pháp luật với sức mạnh của quần chúng.

Năm là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Hội nghị Trung ương cho rằng, kiện toàn nhà nước theo phương hướng nói trên là một quá trình tương đối lâu dài, phải được tiến hành với những bước đi tích cực, vững chắc, đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, gắn chặt với đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Trong thời gian tới, tập trung sức thực hiện một số chủ trương, nhiệm vụ quan trọng sau đây:

- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

- Cải cách một bước nền hành chính nhà nước.

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Trong nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phải đặt trọng tâm vào cải cách nền hành chính nhà nước. Những năm trước mắt cần tập trung làm tốt ba việc sau đây:

- Cải cách thể chế của nền hành chính.

- Chấn chỉnh tổ chức, bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoàn toàn nhất trí và thông qua Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cải cách một bước nền hành chính nhà nước; giao Bộ Chính trị nghiên cứu một số định hướng lớn về công tác tư tưởng - lý luận trong tình hình hiện nay.

Giữa lúc nhân dân ta thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ kinh tế xã hội quan trọng của kế hoạch nhà nước năm 1995, năm bản lề mở đường cho việc chuyển sang kế hoạch 5 năm tiếp theo, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã họp từ ngày 6 đến 14.11.1995 tại Hà Nội để thảo luận và thông qua các dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị trình Đại hội VIII của Đảng, bao gồm: Báo cáo Chính trị; Báo cáo phương hướng nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000; Báo cáo về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và Điều lệ Đảng sửa đổi.

Đánh giá mười năm đổi mới vừa qua, Hội nghị nhận định:

"- Công cuộc đổi mới mười năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ của Đại hội VII đề ra được hoàn thành về cơ bản.

- Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa được củng cố vững chắc.

- Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã được hoàn thành về cơ bản; nước ta chuyển sang một thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.

Những thành tựu đạt được là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, đổi mới, lao động và phấn đấu gian khổ của Đảng ta và nhân dân ta từ nhiều năm nay, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế".

Từ thực tiễn của quá trình đổi mới, Hội nghị Trung ương đã rút ra sáu bài học chủ yếu sau:

1- Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

2- Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới hệ thống chính trị và đổi mới kinh tế, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội;

3- Đổi mới kinh tế, coi kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước;

4- Mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần tự lực tự cường và sức mạnh của toàn thể dân tộc;

5- Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta, thực hiện chính sách đối ngoại, độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá đa phương hoá;

6- Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Những thành tựu của công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã và đang tạo ra thế và lực mới để cho chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Song bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1.1994) của Đảng đã nêu lên cho đến nay vẫn còn là những thách thức.

Từ nay đến năm 2020, chúng ta phải phấn đấu để biến nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới. Hội nghị Trung ương nêu rõ:

"Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện và đồng bộ, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội và an ninh, quốc phòng, vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau ".

Hội nghị đã ra Nghị quyết uỷ nhiệm Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉnh lý dự thảo các văn kiện, sau đó đưa ra thảo luận thật sự dân chủ để phát huy trí tuệ và ý chí của toàn Đảng, toàn dân. Đại hội VIII của Đảng sắp họp là một Đại hội có ý nghĩa lịch sử đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Vì vậy, chuẩn bị thật tốt cho Đại hội là việc rất quan trọng.

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 14.11.1995, Tổng bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh: "Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được hun đúc từ bốn ngàn năm lịch sử và tiếp thu tinh hoa của nhân loại, chúng ta tiếp tục khơi dậy tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí tự lực, tự cường, năng lực sáng tạo và trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nhiệm kỳ VII và tích cực đóng góp vào thành công của Đại hội VIII, tạo nên sự nhất trí cao về chính trị và tinh thần của toàn xã hội, ra sức phấn đấu đưa nước ta quá độ vững chắc lên chủ nghĩa xã hội".

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1991-1996)

Tổng bí thư

Đỗ Mười

Bộ Chính trị

1. Đỗ Mười

2. Lê Đức Anh

3. Võ Văn Kiệt

4. Đào Duy Tùng

5. Đoàn Khuê

6. Vũ Oanh

7. Lê Phước Thọ

8. Phan Văn Khải

9. Bùi Thiện Ngộ

10. Nông Đức Mạnh

11. Phạm Thế Duyệt

12. Nguyễn Đức Bình

13. Võ Trần Chí

14. Lê Khả Phiêu (bổ sung từ tháng 12.1993)

15. Đỗ Quang Thắng (bổ sung từ tháng 12.1993)

16. Nguyễn Mạnh Cầm (bổ sung từ tháng 12-1993)

17. Nguyễn Hà Phan (bổ sung từ tháng 12.1993)

Ban Bí thư

1. Đỗ Mười

2. Lê Đức Anh

3. Đào Duy Tùng

4. Lê Phước Thọ

5. Nguyễn Hà Phan

6. Hồng Hà

7. Nguyễn Đình Tứ

8. Trương Mỹ Hoa

9. Đỗ Quang Thắng

10. Lê Khả Phiêu (bổ sung từ tháng 12.1993)

Danh sách Ban Chấp hành Trung ương

1. Nguyễn Văn An

2. Lê Đức Anh

3. Đỗ Văn Ân

4. Nguyễn Bá

5. Nguyễn Đức Bình

6. Lê Đức Bình

7. Nguyễn Thới Bưng

8. Nguyễn Mạnh Cầm

9. Nguyễn Kỳ Cẩm

10. Huỳnh Văn Cần

11. Nguyễn Văn Chi

12. Võ Trần Chí

13. Nguyễn Văn Chiểu

14. Nguyễn Văn Chính

15. Đỗ Chính

16. Nguyễn Chơn

17. Đăng Vũ Chư

18. Nguyễn Nhiêu Cốc

19. Trần Quang Cơ

20. Vũ Đình Cự

21. Huỳnh Cương

22. Nguyễn Cảnh Dinh

23. Nguyễn Tấn Dũng

24. Phạm Thế Duyệt

25. Hà Quang Dự

26. Đỗ Bình Dương

27. Lê Văn Dỹ

28. Trần Văn Đăng

29. Hà Đăng

30. Nguyễn Đệ

31. Trương Quang Được

32. Trần Thị Đường

33. Nguyễn Bình Giang

34. Hồng Hà

35. Phạm Minh Hạc

36. Nguyễn Ngô Hai

37. Vũ Ngọc Hải

38. Nguyễn Thị Hằng

39. Cù Thị Hậu

40. Nguyễn Văn Hiệu

41. Trương Mỹ Hoa

42. Trần Đình Hoan

43. Nguyễn Đức Hoan

44. Trần Hoàn

45. Vũ Tuyên Hoàng

46. Nguyễn Thị Kim Hồng

47. Nguyễn Văn Hơn

48. Vũ Quốc Hùng

49. Phạm Hưng

50. Nguyễn Đình Hương

51. Lê Minh Hương

52. Đặng Hữu

53. Phạm Văn Hy

54. Phan Văn Khải

55. Nguyễn Khánh

56. Nguyễn Nam Khánh

57. Hà Thị Khiết

58. Vũ Khoan

59. Đoàn Khuê

60. Cao Sỹ Kiêm

61. Lê Văn Kiến

62. Võ Văn Kiệt

63. Đặng Xuân Kỳ

64. Nguyễn Xuân Kỷ

65. Mai Thúc Lân

66. Trịnh Văn Lâu

67. Phạm Tâm Long

68. Ngô Xuân Lộc

69. Nguyễn Duy Luân

70. Trần Lum

71. Đào Đình Luyện

72. Trần Đức Lương

73. Bùi Danh Lưu

74. Nông Đức Mạnh

75. Vũ Mão

76. Nguyễn Thị Minh

77. Đỗ Mười

78. Nguyễn Thị Xuân Mỹ

79. Phạm Thanh Ngân

80. Hoàng Đức Nghi

81. Lê Huy Ngọ

82. Bùi Thiện Ngộ

83. Đàm Văn Ngụy

84. Lê Thanh Nhàn

85. Nguyễn Trọng Nhân

86. Võ Hồng Nhân

87. Thái Bá Nhiệm

88. Huỳnh Văn Niềm

89. Nguyễn Niệm

90. Nguyễn Duy Niên

91. Nguyễn Thái Ninh

92. Vũ Oanh

93. Tráng A Pao

94. Nguyễn Hà Phan

95. Lê Khả Phiêu

96. Nguyễn Minh Triết (Trần Phong)

97. Đỗ Phượng

98. A Ma Pui

99. Lò Văn Puốn

100. Trần Hồng Quân

101. Nguyễn Duy Quý

102. Chu Văn Rỵ

103. Đỗ Quốc Sam

104. Trương Tấn Sang

105. Phạm Song

106. Nguyễn Đình Sở

107. Bùi Xuân Sơn

108. Nguyễn Văn Sỹ

109. Nguyễn Công Tạn

110. Hoàng Tanh

112. Phan Minh Tánh

113. Nguyễn Thị Tâm

114. Trần Trọng Tân

115. Nông Hồng Thái

116. Trần Thị Thanh Thanh

117. Tạ Hữu Thanh

118. Đỗ Quang Thắng

119. Vũ Thắng

120. Nguyễn Thị Thân

121. Đặng Văn Thân

122. Phạm Văn Thọ

123. Nguyễn Hữu Thọ

124. Phan Thu

125. Đặng Quân Thụy

126. Phan Văn Tiệm

127. Nguyễn Trung Tín

128. Phạm Văn Trà

129. Hà Học Trạc

130. Lê Văn Triết

131. Nguyễn Đức Triều

132. Lê Xuân Trinh

133. Nguyễn Tấn Trịnh

134. Trương Vĩnh Trọng

135. Đỗ Quang Trung

136. Lê Văn Tu

137. Đào Duy Tùng

138. Lê Xuân Tùng

139. Nguyễn Văn Tư

140. Nguyễn Đình Tứ

141. Phạn Ngọc Tường

142. Nguyễn Thị Hồng Vân

143. Bùi Thanh Vân

144. Đậu Ngọc Xuân

145. Nguyễn Trọng Xuyên

146. Lê Danh Xương

147. Nguyễn Phú Trọng (bổ sung từ tháng 1.1994)

148. Phan Diễn (bổ sung từ tháng 1.1994)

149. Thái Phụng Nê (bổ sung từ tháng 1.1994)

150. Tô Xuân Toàn ( bổ sung từ tháng 1.1994)

151. Trần Văn Vụ (bổ sung từ tháng 1.1994)

152. Hà Mạnh Trí (bổ sung từ tháng 1.1994)

153. Trương Công Thận (bổ sung từ tháng 1.1994)

154. Võ Văn Cương (bổ sung từ tháng 1.1994)

155. Đặng Thành Học (bổ sung từ tháng 1.1994)

156. Đào Trọng Lịch (bổ sung từ tháng 1.1994)

157. Đinh Trung (bổ sung từ tháng 1.1994)

158. Hồ Đức Việt (bổ sung từ tháng 1.1994)

159. Hoàng Thừa (bổ sung từ tháng 1.1994)

160. Hoàng Văn Nghiên (bổ sung từ tháng 1.1994)

161. Lê Mai (bổ sung từ tháng 1.1994)

162. Lê Thanh Đạo (bổ sung từ tháng 1.1994)

163. Lư Văn Điền (bổ sung từ tháng 1-1994)

164. Bùi Quang Huy (bổ sung từ tháng 1.1994)

165. Nguyễn Thế Trị (bổ sung từ tháng 1.1994)

166. Sô Lây Tăng (bổ sung từ tháng 1.1994)

Theo website Đảng Cộng sản VN

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.