Cứu đập, ngăn thảm họa

31/07/2015 05:23 GMT+7

Tỉnh Quảng Ninh đang dồn sức cứu con đập 790 tại khu vực P.Mông Dương, TP.Cẩm Phả. Bởi nếu con đập này vỡ thì một khu dân cư lớn của phường này sẽ tiếp tục bị bùn đất phủ lấp.

Tỉnh Quảng Ninh đang dồn sức cứu con đập 790 tại khu vực P.Mông Dương, TP.Cẩm Phả. Bởi nếu con đập này vỡ thì một khu dân cư lớn của phường này sẽ tiếp tục bị bùn đất phủ lấp.

Công nhân và thiết bị của Tập đoàn than và khoáng sản VN đang cứu đập 790    ảnh: Lê TânCông nhân và thiết bị của Tập đoàn than và khoáng sản VN đang cứu đập 790 - Ảnh: Lê Tân
Tan hoang các khai trường than
Ủng hộ siêu xe Rolls Royce để giúp người dân vùng lũ
Chiều 29.7, ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu, đã trao tặng chiếc xe Rolls Royce Phantom của mình để bán đấu giá, lấy tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do mưa lũ. Với mức giá khởi điểm 16 tỉ đồng, toàn bộ số tiền đấu giá thành công sẽ được dùng để khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng thời, ông Đào Hồng Tuyển cũng trao tặng số tiền 2 tỉ đồng để hỗ trợ người dân vùng lũ lụt Quảng Ninh.
Kỳ Văn
Trận mưa lụt lịch sử đã khiến Tập đoàn than và khoáng sản VN (TKV) thiệt hại hơn 500 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là do lượng than quá lớn từ các khai trường mỏ thuộc TKV bị nước cuốn trôi. Thiệt hại nhiều nhất là các mỏ thuộc Công ty than Cọc Sáu, Công ty than Mông Dương, Công ty 790... Nhưng không chỉ mất đi, một phần tài sản của chính các công ty này cũng trở thành tai họa cho người dân phía dưới khi than cùng với bùn đất trôi xuống đã vùi lấp nhiều nhà dân. Riêng Công ty 790 (nằm ngay chân bãi thải của Công ty than Cọc Sáu) trong 2 đêm (26 và 27.7), nước mưa cuốn theo bùn đã tràn xuống xóa sổ một cửa lò của công ty này. Một bảo vệ ở đây cho biết chỉ qua một đêm, sáng dậy thấy cửa lò thường ngày vẫn hoạt động đã bị bùn, đất phủ kín, chỉ còn trơ lại phía ngoài vài chiếc ô tô. Và nếu trời vẫn tiếp tục mưa thì cả khu vực lòng chảo này cũng sẽ bị bùn đất xóa sổ.
Không chỉ Công ty 790 thiệt hại trong mưa lụt mà ngay cả con đập nằm trên con đường mới của TKV cũng đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Chiều qua (30.7), có mặt tại khu vực đập 790, chúng tôi ghi nhận nơi đây như một đại công trường. Hàng trăm công nhân TKV đang hối hả làm việc bên những máy xúc múc đất đá trên núi để các xe Belaz (xe chuyên dùng trong mỏ, trọng tải lớn) đổ lên đập. Một công nhân cho hay những tấm bạt lớn cùng rất nhiều bao cát từng được gia công trên mặt và thân con đập từ ngày 29.7, nhưng đã bị nước bùn tràn từ bãi thải xuống cuốn trôi hết trong đêm cùng ngày.
Có mặt để kiểm tra hiện trường, ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết do trời vẫn tiếp tục mưa cộng với lượng nước đọng lại từ những ngày trước khiến nguy cơ con đập này bị vỡ là rất cao và đó sẽ là thảm họa cho toàn bộ các khu dân cư phía dưới. Bùn đất cũng tràn ra QL18, sẽ khiến giao thông trên con đường huyết mạch nối Hạ Long với Móng Cái bị tê liệt.
Cũng theo ông Hậu, xác định đây là điểm xung yếu nên tỉnh đã phối hợp cùng TKV bằng mọi cách phải cứu con đập này. Phương pháp nắn dòng chảy để tránh áp lực của nước cùng bùn làm sập thân đập phía dưới được lựa chọn. Đồng thời đổ đất, gia cố, nâng cao mặt đập. Phía dưới QL18 đoạn cắt với những khu dân cư tổ 1, 2, 3 và 5, khu 4, hàng ngàn bao cát cũng đã được xếp chồng lên nhằm ngăn bùn đất tràn sang khu vực bốt điện và khu dân cư đối diện.
Khó khăn chồng khó khăn
Chỉ trong một buổi tối, hàng trăm hộ dân với hơn 300 nhân khẩu sống tại tổ 1, 2, khu 4, P.Mông Dương, TP.Cẩm Phả bỗng chốc mất nhà, đang phải ở tạm tại trạm y tế phường.
Tay vừa chọn quần áo cho con từ trong đống quần áo vừa được cứu trợ, chị Trần Thu Hà (30 tuổi), ở tổ 1, khu 4 buồn bã. Ở đây, việc ăn uống được lo đầy đủ nhưng trong lòng vẫn nóng như lửa đốt. Bùn đất ập xuống, cả nhà chị chỉ kịp chạy lấy người, tiền bạc bỏ lại bị chôn vùi hết. “Giờ thì vợ chồng tôi trắng tay rồi, tụi nhỏ không biết sẽ ra sao khi nhà không có mà ở, tiền thì không”, chị Hà nói. Cũng tâm trạng như chị Hà, nhiều người dân trú tại đây đều lo lắng cho cuộc sống sắp tới.
Cùng hứng chịu hậu quả nặng nề từ trận mưa lụt, gần trăm người dân sống tại thôn Bản Sen (H.Vân Đồn) hiện đang oằn mình trong khốn khó. Dòng nước lớn đã nhấn chìm toàn bộ 27 nóc nhà của thôn. 85 người dân đang phải tá túc tại một nhà dân ở Đồng Danh, cùng H.Vân Đồn. Không chỉ bị nhấn chìm, chia cắt, xã đảo Bản Sen còn bị cuốn trôi hơn 800 lồng bè nuôi trồng thủy sản, tuyến đường bê tông của thôn Bản Sen và Nà Na nước lũ phá hỏng hoàn toàn, hệ thống điện đến 2 thôn này bị hỏng nghiêm trọng.
Theo báo cáo của TKV, tính đến ngày 29.7, do đất bãi thải của mỏ Núi Béo trôi sạt, làm nước tràn vào kho than của mỏ Hà Lầm, làm trôi mất khoảng 7.000 tấn than sạch. Cũng tại Công ty than Núi Béo, mưa đã làm ngập các moong (hồ khai thác than) nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất. Tại Công ty than Hòn Gai, do đập Hà Tu bị vỡ làm khoảng 2.000 m3 đất đá trôi xuống. Tại Công ty than Cọc Sáu, toàn bộ các bờ tầng và đường nội mỏ bị sạt lở. Tại Công ty kho vận Hòn Gai, một hồ xỉ thải đã bục nước, làm đổ 40 tường chắn khiến 2 kho than bị tràn, than trôi ra sông Diễn Vọng...
Mạnh Quân
Tàu hải quân đưa khách ở Cô Tô về đất liền

Lúc 14 giờ chiều qua 30.7, tàu HQ-634 của Vùng 1 Hải quân đã cập bến tàu đảo Cô Tô (H.Cô Tô, Quảng Ninh) để đưa một phần du khách đang mắc kẹt tại đây về đất liền. Theo ông Hoàng Bá Nam, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND H.Cô Tô, đây là con tàu do Quân chủng Hải quân điều động để giúp tỉnh Quảng Ninh vận chuyển du khách. Tuy nhiên, do khoảng cách khá xa đất liền và trọng tải có hạn, trong chiều qua mới chỉ có khoảng gần 300 khách được HQ-634 đưa về đất liền, còn lại hơn 1.200 du khách vẫn phải đợi sang ngày hôm nay. Đến chiều qua, mưa đã ngớt ở Cô Tô, nhưng sóng vẫn đang cấp 6, cấp 7, khiến các tàu chở khách thông thường chưa được cấp phép xuất bến và tàu hải quân là phương án được lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đề xuất với Quân chủng Hải quân hỗ trợ.
Bích Ngọc
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.