Câu chuyện thiên thạch ở Việt Nam - Kỳ 2 : Vì sao thiên thạch có ở Việt Nam đều là giả ?

20/12/2014 12:53 GMT+7

(TNO) Cho đến nay mặc dù một số nhà khoa học trên thế giới đã phân tích cấu tạo của một số mẩu thiên thạch nhưng chưa có những công bố cụ thể và đầy đủ, mà chủ yếu đề cập đến thành phần nổi trội của nó gồm Niken (Ni) và sắt (Fe) cùng một số hợp chất khác tùy thuộc vào từng loại thiên thạch.

(TNO) Cho đến nay mặc dù một số nhà khoa học trên thế giới đã phân tích cấu tạo của một số mẩu thiên thạch nhưng chưa có những công bố cụ thể và đầy đủ, mà chủ yếu đề cập đến thành phần nổi trội của nó gồm Niken (Ni) và sắt (Fe) cùng một số hợp chất khác tùy thuộc vào từng loại thiên thạch.


 Thiên thạch được trục vớt trong vụ nổ Chelyabinsk - Ảnh : RIA Novosti Thiên thạch được trục vớt trong vụ nổ Chelyabinsk - Ảnh : RIA Novosti
Ông Kỷ lập luận, ngày nay khoa học vũ trụ biết được rằng thiên thạch bay trong không gian với vận tốc rất lớn, khoảng 11-12 km/s, thậm chí lên tới 30 km/s, gấp hàng chục lần vận tốc đạn đạo. Với vận tốc cực lớn đó, khi đâm vào bầu khí quyển, những thiên thạch nhỏ lập tức bị nổ tung biến thành bụi. Còn các thiên thạch lớn khi nổ ở độ cao vài chục km một phần biến thành bụi, một phần biến thành các mảnh vỡ. Động năng của những mảnh vỡ này rất lớn cộng với gia tốc trọng trường lại càng lớn hơn, khi va vào bề mặt trái đất nếu gặp vật rắn cũng sẽ nổ tung thành bụi, còn gặp đất yếu chúng sẽ chui rất sâu xuống lòng đất. Cho nên, tại những hố thiên thạch lớn được tìm thấy như hố Barringer ở Mỹ, người ta chưa bao giờ tìm thấy những mảnh thiên thạch nằm trên mặt đất. Vụ nổ lớn Siberia cũng không để lại một mẩu thiên thạch nào được khoa học xác nhận.

Với lập luận đó, ông Kỷ nghi ngờ luôn 38 mẩu thiên thạch được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Địa chất Việt Nam. Đó là những mẩu thiên thạch do người Pháp thu nhặt ở Việt Nam và để lại sau khi rời khỏi Đông Dương.

Trong 38 mẩu thiên thạch đó, 35 mẩu được trưng bày tại Hà Nội, 3 mẩu được trưng bày tại Phân viện phía Nam (TP.HCM). Xem xét 3 mẩu trưng bày tại TP.HCM, ông thấy :

- Mẩu sổ 15/38, do người Pháp nhặt được ngày 18-7-1941 tại Thúc Bình, Hội An, Quảng Nam

- Mẩu số 16/38, do người Pháp nhặt ngày 30-6-1921, tại Vĩnh Lược, Rạch Giá, Kiên Giang

- Mẩu số 17/38, do người Pháp nhặt năm 1921, tại Tuấn Túc, Sóc Trăng.

Hai mẩu thiên thạch trưng bày tại Phân viện Bảo tàng địa chất phía Nam do người Pháp để lại
Ông Kỷ cho rằng những mẩu này chắc chắn không phải thiên thạch, vì những địa điểm nêu trên tại Quảng Nam, Kiên Giang và Sóc Trăng đều là những vùng ven biển trầm tích Holoxen có độ tuổi chỉ vài ngàn năm, là vùng đồng bằng thấp đất yếu. Với vận tốc gấp hàng chục lần vận tốc đạn đạo, không một phép lạ nào có thể khiến những mẩu thiên thạch này nằm được trên mặt đất để cho người Pháp đến nhặt.

Theo ông, những mảnh được gọi là “thiên thạch” này có thể là đá bazan hay đá siêu basic hình thành trên vùng núi Nam Việt Nam, thứ đá mà người dân thường sử dụng để xây móng các chùa chiền hay nhà cửa vùng đất yếu ở đồng bằng Nam bộ và Trung bộ.

Vì lý do gì mà các nhà địa chất Pháp có sự nhầm lẫn đó, ông Kỷ nói vào đầu thế kỷ 20, dù khoa thiên văn học chưa phát triển, người ta chưa biết rõ về tốc độ của thiên thạch bay trong vũ trụ, nhưng các nhà địa chất Pháp không thể không biết về gia tốc rơi của vật rơi tự do cũng như động năng rất lớn của nó khi nổ tung trên bầu trời, do vậy sự nhầm lẫn có thể không phải do kiến thức khoa học. Lý do thực sự như thế nào thì chỉ có người Pháp khi lục lại hồ sơ cũ mới có thể xác định hoặc chứng minh được. Ông Kỷ đề nghị đã đến lúc Viện Bảo tàng Địa chất Việt Nam phối hợp với Viện Địa chất Pháp làm sáng tỏ vấn đề này… (còn tiếp)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.