Bất đồng về các khoản phí, nhiều xe buýt ở Quảng Nam ngừng chạy

02/11/2015 20:14 GMT+7

(TNO) Từng phải chuyển đổi chủ sở hữu do công ty cũ thua lỗ, các hộ nhận khoán để hoạt động trên tuyến xe buýt Tam Kỳ - Hiệp Đức (Quảng Nam) tiếp tục gặp “trục trặc”.

(TNO) Từng phải chuyển đổi chủ sở hữu do công ty cũ thua lỗ, các hộ nhận khoán để hoạt động trên tuyến xe buýt Tam Kỳ - Hiệp Đức (Quảng Nam) tiếp tục gặp “trục trặc”.

Tuyến xe buýt Tam Kỳ - Hiệp Đức của Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng Quảng Nam đang gặp trục trặc - Ảnh: C.T.VTuyến xe buýt Tam Kỳ - Hiệp Đức của Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng Quảng Nam đang gặp trục trặc - Ảnh: C.T.V
Sáng 2.11, tuyến xe buýt Tam Kỳ - Hiệp Đức (Quảng Nam) gần như “tê liệt” khi có đến 11 xe không xuất bến do có bất đồng trong việc đóng các khoản tiền giữa Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng Quảng Nam (đơn vị chủ quản) và một số hộ nhận khoán.
Nhiều lái xe, phụ xe đã đưa xe tập trung trên đường Hùng Vương (thành phố Tam Kỳ) để bày tỏ bức xúc.
Nhóm chủ xe này từng thuộc quyền quản lý của Công ty CP Giao thông vận tải Quảng Nam. Sau khi công ty cũ hoạt động thua lỗ, họ được điều chuyển sang chủ mới để tiếp tục khai thác. Quá trình thay đổi chủ sở hữu thực hiện kể từ tháng 8.2015.
Sau khi nhận thông tin có vụ ngừng phục vụ của 11 xe buýt, ông Nguyễn Văn Nhân, Giám đốc Sở GTVT Quảng Nam, đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng Quảng Nam.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, ông Nhân cho biết tại phiên làm việc chiều 2.11, phía Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng Quảng Nam có đưa ra giải thích về việc tu sửa xe để đảm bảo an toàn kỹ thuật, yêu cầu hộ nhận khoán phải mua bảo hiểm cho lái xe, phụ xe đúng quy định và tăng khoản nộp tiền giao khoán.
“Về các thỏa thuận nội bộ trong biên bản của công ty, có người chấp hành nhưng cũng có người không. Vì thế tôi yêu cầu doanh nghiệp cần phân tích hiệu quả các vấn đề đặt ra để tìm tiếng nói chung giữa chủ sở hữu và người lao động”, ông Nhân nói.
Lãnh đạo Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng Quảng Nam cũng đã khẳng định các xe buýt ngừng chạy sẽ hoạt động trở lại vào sáng mai 3.11.
Những vấn đề nảy sinh giữa doanh nghiệp và người lao động kể trên xoay quanh bất đồng về việc yêu cầu hộ nhận khoán tăng khoản nộp tiền giao khoán (từ 400.000 lên 500.000 đồng/ngày), thực hiện mua bảo hiểm (y tế, xã hội, thất nghiệp) kinh phí dao động từ gần 880 - gần 950.000 đồng và khoản phí tham gia mua bảo hiểm thân, vỏ xe…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.