Bão số 2 đổ bộ Đông Bắc bộ

23/06/2013 03:00 GMT+7

Tối qua 22.6, dù còn cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng trên 300 km nhưng ảnh hưởng đến trước của bão số 2 đã bắt đầu gây gió mạnh cấp 6 - cấp 7 tại vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc bộ và Thanh Hóa.

Bộ Quốc phòng điều động lực lượng tham gia ứng trực phòng chống bão
Khả năng xuất hiện lũ lớn trên các sông từ Thanh Hóa đến Gia Lai, Kon Tum

Bão số 2 đổ bộ Đông Bắc bộ

Bản đồ dự báo hướng di chuyển của bão số 2 Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư lúc 21 giờ 30 ngày 22.6

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, mưa sẽ xuất hiện trước khi bão đổ bộ vào đất liền, được dự báo là sẽ xảy ra trên diện rộng ở Bắc bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, kéo dài đến ngày mai 24.6. Lượng mưa sẽ phổ biến trong khoảng 50 - 70 mm, nơi mưa nhiều lên tới vài trăm mm. Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, người dân các tỉnh vùng núi phía bắc cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất trong khi đó trên các sông thuộc địa bàn các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, Gia Lai và Kon Tum có khả năng xuất hiện một đợt lũ, mực nước ở mức báo động 1 và trên báo động 1.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, chiều nay 23.6, sau khi áp sát biển Quảng Ninh - Hải Phòng với cường độ mạnh cấp 8, bão số 2 sẽ đổ bộ vào các tỉnh phía Đông Bắc bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Sau đó, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực các tỉnh vùng núi phía bắc.

Báo cáo nhanh của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, tính đến chiều tối qua 22.6, các lực lượng và địa phương ven biển đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn, sắp xếp neo đậu cho 48.233 tàu thuyền và lồng bè với 192.683 người biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển phòng tránh. Bộ Quốc phòng đã điều động 272.788 bộ đội trực thuộc các Quân khu 1, 2, 3, 4 và Bộ Tư lệnh Thủ đô, cảnh sát biển, Quân chủng Hải quân, Bộ đội biên phòng và dân quân tự vệ; 2.016 phương tiện các loại tham gia ứng trực phòng chống bão.

Trước đó, sáng 22.6, tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp khẩn cấp đối phó với bão số 2, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương ven biển tiếp tục tập trung kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú tránh an toàn, theo dõi sát diễn biến của bão, tùy theo diễn biến của bão thực hiện lệnh cấm biển không cho tàu, thuyền ra khơi và có phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, các hầm mỏ... Phó thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh miền núi phía bắc và đồng bằng cần chủ động đề phòng mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, chủ động tiêu nước đệm chống úng. “Tuyệt đối không chủ quan, đảm bảo an toàn tính mạng người dân trước, trong và sau bão”, Phó thủ tướng lưu ý.

Chuyển 1.000 du khách ở Cô Tô về đất liền

 

Gần 600 người chết vì mưa lũ ở Ấn Độ

Tính đến ngày 22.6, đã có 550 người thiệt mạng và 392 người bị thương do mưa lũ và lở đất tại bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ, theo AFP.

Tại bang láng giềng Himachal Pradesh cũng có 17 người chết và vẫn còn một số người mất tích. Lực lượng cứu hộ đang phải chạy đua với thời gian để ứng cứu 32.000 người đang mắc kẹt trong khu vực bị thiên tai tàn phá ở Uttarakhand. Quân đội đã điều hơn 10.000 binh sĩ cùng 50 trực thăng đến những khu vực có nhiều người bị cô lập. Nước lũ còn cuốn trôi nhiều tòa nhà, phá hủy nhiều cây cầu, con đường tại nhiều địa phương miền bắc Ấn Độ.

Minh Trung

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND H.Cô Tô (Quảng Ninh), cho biết UBND huyện đã quyết định tăng chuyến tàu cao tốc và tàu gỗ để phục vụ việc vận chuyển các du khách có nhu cầu về đất liền tránh bão. Tính đến thời điểm 17 giờ ngày 22.6, đã có 1.000 du khách được đưa về đất liền an toàn. Tuy nhiên, hiện trên đảo vẫn còn khoảng 500 du khách có nguyện vọng ở lại đảo, chờ đến hết bão. "Chúng tôi đã sớm có thông báo khuyến cáo du khách ngay từ Bến tàu cao tốc Vân Đồn về cơn bão số 2", ông Thành cho biết. Trước đó, khoảng 14 giờ 30, Cô Tô tiến hành nghiêm cấm các hoạt động đi lại của tàu bè trên vùng biển. Đến 15 giờ, hơn 500 phương tiện tàu bè đã được hướng dẫn di chuyển về nơi trú tránh bão an toàn. Đến tối qua, trên 4.000 tàu thuyền đánh bắt cá của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã được thông báo về cơn bão và đang trên đường về nơi tránh trú bão. Thị xã Quảng Yên cũng đã lên kế hoạch di dời đối với các hộ dân đang sinh sống tại các đầm thủy sản.

Tại TP.Hạ Long, để đảm bảo an toàn cho hơn 600 hộ dân đang sinh sống tại các làng chài trên vịnh, chiều 22.6, chính quyền đã cử cán bộ thường trực tại các làng chài, tuyên truyền cho người dân neo, buộc nhà bè vững chắc, chủ động phòng chống bão. Đối với hơn 450 tàu du lịch, từ 14 giờ ngày 22.6 chính quyền đã ra thông báo nghiêm cấm không được ra vịnh và nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long cho đến khi hết bão. Thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa cho biết, đến chiều 22.6 đã có 6.047/6.067 phương tiện khai thác hải sản trên biển đã vào nơi tránh trú bão an toàn tại các cảng cá, âu thuyền trong và ngoài tỉnh. Tất cả các phương tiện đang tránh trú bão ở tỉnh ngoài như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng vẫn giữ liên lạc thường xuyên với gia đình. Tuy nhiên, đến 17 giờ chiều cùng ngày, Thanh Hóa vẫn còn 20 phương tiện với 80 lao động đang hoạt động trên biển. Các phương tiện trên vẫn giữ liên lạc với đất liền. Nhằm bảo đảm an toàn cho các ngư dân, Biên phòng Thanh Hóa đang liên lạc, hướng dẫn số phương tiện trên di chuyển khỏi vùng biển nguy hiểm, nhanh chóng trở về đất liền.

Sức gió mạnh giật cấp 12

Hồi 19 giờ ngày 22.6, tâm bão ở trên khu vực phía tây đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển các tỉnh phía Đông Bắc bộ khoảng 290 km về phía đông nam. Với sức gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, cấp 12.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư lúc 21 giờ 30 tối qua dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây, sau đó có khả năng đổi hướng về phía tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 19 giờ ngày 23.6, tâm bão ở trên vùng bờ biển các tỉnh phía Đông Bắc bộ, với sức gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, cấp 12.

Tại Hải Phòng, công tác chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện phòng chống bão lụt khá chu đáo với gần 37.000 người. Tại huyện đảo Bạch Long Vỹ, có 366 phương tiện tàu thuyền trong khu vực âu cảng và tàu thuyền hoạt động khu vực biển quanh đảo, trong đó có 27 phương tiện hoạt động cách đảo 5 hải lý trở lên; Huyện đảo đã bố trí 70 người, 2 xe cẩu, cần cẩu đưa tòa bộ số thuyền chèo tay, thuyền gắn máy, tàu thuyền nhỏ trong khu vực âu cảng lên bờ tránh bão.

UBND tỉnh Thái Bình chiều qua tổ chức hai đoàn kiểm tra tại các tuyến đê biển xung yếu, trong đó có tuyến đê biển số 5 (từ km15 đến km17+500) thuộc địa phận xã Nam Phú, H.Tiền Hải đang thi công dở dang có chiều dài trên 2,7 km.

M.Vọng - Thiên Bình - Hoàng Long

Quang Duẩn - Mộc Lan - Ngọc Minh

>> Chiều nay bão số 2 di chuyển vào vịnh Bắc bộ
>> Bão số 2 sẽ gây mưa lớn tại Bắc bộ
>> Bão số 2 hướng vào Móng Cái

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.