7% CEO tại Việt Nam là nữ

13/01/2015 17:07 GMT+7

(TNO) Theo báo cáo nghiên cứu “Phụ nữ trong kinh doanh và quản lý: Trên đà phát triển” do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố hôm nay 13.1, Việt Nam ở vị trí 76 trên tổng số 108 quốc gia về tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý, có 7% CEO là nữ.

(TNO) Theo báo cáo nghiên cứu “Phụ nữ trong kinh doanh và quản lý: Trên đà phát triển” do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố hôm nay 13.1, Việt Nam ở vị trí 76 trên tổng số 108 quốc gia về tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý và có 7% CEO là nữ.

doanh-nhan-nuChủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt nữ doanh nhân tiêu biểu - Ảnh: Nguyễn Khang
Quốc gia có tỷ lệ nữ giới trong tất cả các vị trí quản lý cao nhất ở mức 59,3% là Jamaica và thấp nhất là Yemen với 2,1%.
Còn tại châu Á, Philippines xếp hạng cao nhất đồng thời đứng thứ 4 toàn cầu với tỷ lệ 47,6% nữ giới tham gia quản lý. Với tỷ lệ 23%, Việt Nam đứng thứ 76 trên tổng số 108 nước. Theo đánh giá của ILO, về vấn đề này, Việt Nam cũng có sự cải thiện, dù không đáng kể.
Theo báo cáo của ILO, chỉ khoảng dưới 5% các CEO (Tổng giám đốc) của các công ty lớn trên thế giới là phụ nữ. Công ty càng lớn, càng ít khả năng người đứng đầu là phụ nữ. Với trường hợp của Việt Nam, dữ liệu của dự án CEO nữ toàn cầu thuộc một tổ chức có trụ sở tại Pháp (Intelligent Financial Research and Consulting) cho thấy, chỉ 7% các CEO của tổng số hơn 600 công ty được khảo sát là phụ nữ và 14% thành viên hội đồng quản trị là nữ giới.
Điều tra Lao động và Việc làm 2013 tại Việt Nam cũng cho thấy, 29,5% chủ lao động là nữ giới, nhưng phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Việc có thêm nhiều phụ nữ tạo lập và phát triển doanh nghiệp không chỉ quan trọng đối với bình đẳng giới mà còn có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của quốc gia.
Giám đốc ILO tại Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki nhìn nhận: “Hỗ trợ phụ nữ để thăng tiến trong sự nghiệp không chỉ là câu chuyện bình đẳng giới mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Thúc đẩy sự đa dạng trong quản lý bằng việc có thêm nữ giới đảm nhận các vị trí cao nhất là chìa khóa để tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và nhờ vậy, nắm bắt được các lợi ích về kinh tế và xã hội khi đất nước đang hội nhập sâu rộng hơn”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.