Ứng xử với cây xanh

19/03/2015 04:52 GMT+7

Đến cuối ngày 18.3, điểm qua một số trang cá nhân, một số fanpage trên mạng xã hội, số người không ủng hộ việc thay thế số lượng lớn cây lâu năm ở các quận nội thành Hà Nội đã lên tới con số hàng vạn. Chỉ riêng fanpage “6.700 người vì 6.700 cây xanh” để vận động 6.700 người phản đối kế hoạch trên đã lên gần 20.000 người tham gia.

Đến cuối ngày 18.3, điểm qua một số trang cá nhân, một số fanpage trên mạng xã hội, số người không ủng hộ việc thay thế số lượng lớn cây lâu năm ở các quận nội thành Hà Nội đã lên tới con số hàng vạn. Chỉ riêng fanpage “6.700 người vì 6.700 cây xanh” để vận động 6.700 người phản đối kế hoạch trên đã lên gần 20.000 người tham gia.

Người dân đã tự dán lên cây những tờ giấy mang hàng chữ "Tôi là một cái cây khỏe mạnh. Xin đừng chặt tôi". Những câu cảm thán đau lòng đã cho thấy người dân rất quan tâm đến môi trường, đến cây xanh của thành phố.
Trên thực tế, những hình ảnh, thông tin về hoạt động chặt, cưa phá nhiều hàng cây lớn trên các đường, phố: Nguyễn Chí Thanh, Lê Duẩn… của Hà Nội, mấy ngày qua cho thấy hầu như rất ít các cây bị mục ruỗng, già, xấu… bị chặt phá, mà có rất nhiều cây đang thời kỳ phát triển, có tán lá xanh tốt, gốc rễ chắc chắn, tạo bóng mát và cảnh quan đẹp cho toàn bộ tuyến đường. UBND thành phố cho biết sẽ thay thế số cây này bằng cây vàng tâm, một loại cây có giá trị và hợp với bộ mặt đô thị. Cho dù điều đó là đúng nhưng để thay thế những hàng cây lớn, đẹp hiện ở đường Lê Duẩn hay Kim Mã sẽ mất rất nhiều năm, thậm chí 10-15 năm.
Đành rằng, thực tế có không ít cây phải thay thế do không phù hợp với đô thị. Nhưng với cả một kế hoạch thay thế số lượng cây quá lớn với chi phí nhiều chục tỉ đồng như vậy mà được làm trong thời gian quá gấp, thiếu đánh giá đầy đủ toàn diện, đặc biệt là không được sự đồng thuận của nhiều người dân thì phải gọi là một sự thất bại của chính sách, của quản lý nhà nước.
Ở Singapore, người ta thành lập cả một ủy ban gọi là Công viên Quốc gia (NParks), chuyên đề ra các chính sách quản lý cây xanh, trực tiếp quản lý các công viên, cây xanh đường phố và các nơi công cộng. Việc chặt bỏ cây xanh đều phải xin phép NParks và việc xây dựng, mở rộng các tuyến đường đều phải có bản vẽ quy định lộ giới cây xanh và bản vẽ cây xanh do NParks xét duyệt. Tất cả các việc trồng mới hay chặt bỏ cây xanh đều được ủy ban này giám sát rất chặt và công bố trên trang web và các phương tiện truyền thông để lấy ý kiến người dân, cộng đồng nơi sẽ có việc trồng mới hay chặt cây xanh.
Đây chắc chắn là một kinh nghiệm quản lý tốt cho VN.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.