Cháy nhà mới lo dập lửa

09/04/2015 06:06 GMT+7

Năng lượng nguyên tử được ứng dụng rộng rãi trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường sống. Người tiếp xúc lâu có thể mang bệnh ung thư, thậm chí có thể mất mạng trong tích tắc đối với nguồn phóng xạ lớn. Vậy mà tại VN, chưa đầy 6 tháng qua, xảy ra 2 vụ thất lạc nguồn phóng xạ.

Năng lượng nguyên tử được ứng dụng rộng rãi trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường sống. Người tiếp xúc lâu có thể mang bệnh ung thư, thậm chí có thể mất mạng trong tích tắc đối với nguồn phóng xạ lớn. Vậy mà tại VN, chưa đầy 6 tháng qua, xảy ra 2 vụ thất lạc nguồn phóng xạ.

Lật lại hồ sơ, một điểm khá trùng hợp, phần lớn nguồn phóng xạ bị mất lại không phải ở các cơ sở y tế vốn được sử dụng nhiều mà đều xảy ra tại các cơ sở công nghiệp. Năm 2003, Công ty cổ phần xi măng Việt Trung (thôn Cổ Động, xã Thanh Hải, H.Thanh Liêm, Hà Nam) đã bị mất nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động clinke. Tiếp đến năm 2006, Công ty cổ phần xi măng Sông Đà khi tháo phần thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng để sửa chữa mới phát hiện hộp đựng nguồn phóng xạ không cánh mà bay. Năm 2007, tại TP.Vũng Tàu, Công ty TNHH Anpha, nhà thầu phụ của PTSC M&C (TP.Vũng Tàu) chịu trách nhiệm chụp ảnh phóng xạ kiểm tra các mối hàn tại giàn BOD, phát hiện mất nguồn phóng xạ. Năm 2014, Công ty Apave (TP.HCM) bị thất lạc thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) có nguồn phóng xạ Iridium -192... Có những vụ thất lạc may mắn tìm thấy ngay sau đó, nhưng có những vụ cho đến nay vẫn chưa rõ thông tin.
Quay trở lại câu chuyện mất nguồn phóng xạ tại Nhà máy thép Pomina 3 (Bà Rịa-Vũng Tàu), tính đến ngày hôm nay, nguồn phóng xạ đã thất lạc gần nửa tháng, cơ quan chức năng vẫn đang mở rộng tìm kiếm. “Quả bom” nổ chậm vẫn đang ở đâu đó, khiến cho người dân hoang mang lo lắng. Một chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân bức xúc ở nước ngoài nguồn phóng xạ được đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối. Còn ở VN mất phóng xạ cứ như chuyện đùa. Cả tuần sau cơ quan chức năng mới hay. Vài ngày sau thông tin mới đến người dân. Với trình độ kỹ thuật và máy móc của VN, mỗi một ngày trôi qua, việc tìm nguồn phóng xạ càng khó khăn hơn nhiều.
Cho dù cơ quan chức năng đổ lỗi cho đơn vị sử dụng bất cẩn, không tuân thủ nguyên tắc an toàn, tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng là do cơ quan chức năng đã không đưa ra biện pháp ngăn chặn, buông lỏng quản lý, công tác thanh kiểm tra chưa nghiêm. “Cả nước có gần 8.000 nguồn phóng xạ tại 4.000 cơ sở, nhưng mỗi năm thanh tra chuyên ngành chỉ thanh tra chưa tới 100 cơ sở. Nghĩa là phải mất 40 năm mới quay vòng lại một cơ sở. Trong một lĩnh vực đặc biệt nguy hiểm, coi thường không chú trọng, tần suất thanh tra quá thấp thì làm sao mà không xảy ra mất cắp”, vị chuyên gia hạt nhân phân tích.
Vụ mất vừa qua là hồi chuông cảnh báo công tác quản lý. Bên cạnh việc bổ sung các văn bản pháp luật, nêu cao văn hóa an toàn, cần tăng thêm trách nhiệm quản lý. Không thể chỉ nghĩ cấp phép là xong, rồi để đến lúc “cháy nhà mới lo dập lửa”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.