180 độ

27/03/2015 07:00 GMT+7

Sau hàng loạt các phân tích khoa học về hệ lụy của dự án lên môi trường và cuộc sống của người dân, nhưng tỉnh Đồng Nai vẫn quyết lấp sông. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi, điều gì làm cho chính quyền tỉnh này lại "quay ngoắt" 1800, thay đổi thái độ đối với môi trường. Bởi chưa đầy 3 năm trước, tỉnh Đồng Nai đã kiên quyết phản đối dự án thủy điện 6 và 6A (trên sông Đồng Nai).

Sau hàng loạt các phân tích khoa học về hệ lụy của dự án lên môi trường và cuộc sống của người dân, nhưng tỉnh Đồng Nai vẫn quyết lấp sông. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi, điều gì làm cho chính quyền tỉnh này lại "quay ngoắt" 1800, thay đổi thái độ đối với môi trường. Bởi chưa đầy 3 năm trước, tỉnh Đồng Nai đã kiên quyết phản đối dự án thủy điện 6 và 6A (trên sông Đồng Nai).

Lý do được đưa ra là dự án không chỉ tác động rất lớn đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở vùng hạ lưu. Lật lại hồ sơ vụ thủy điện 6 - 6A trước đó có thể thấy tất cả các phân tích, lý lẽ, cơ sở mà lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã từng đưa ra để phản đối dự án này cũng "y chang" những phân tích, quan ngại mà các nhà khoa học đưa ra đối với dự án lấp sông Đồng Nai hiện nay. Chỉ có điều, thái độ của nhà khoa học trước những dự án gây tổn hại đến môi trường vẫn nhất quán nhưng thái độ của chính quyền tỉnh Đồng Nai thì đã thay đổi. Với dự án do chính họ cấp phép, họ bất chấp tất cả để bảo vệ. Thậm chí, các nhà khoa học đã đồng hành với chính quyền tỉnh này trong vụ phản đối dự án thủy điện, nhưng không đồng tình với việc cấp phép dự án lấp sông Đồng Nai lần này, còn bị ông Huỳnh Văn Tới, người phát ngôn của tỉnh Đồng Nai, gọi là những nhà khoa học “tháp ngà” trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây.
Đến mức này, bắt buộc dư luận phải đặt câu hỏi, vì điều gì mà chính quyền tỉnh Đồng Nai phải giẫm đạp lên dư luận, bất chấp các hệ lụy không thể chối cãi, và thậm chí quay lưng với chính quan điểm của mình trước đó để bảo vệ dự án? Vì cái gì mà dự án này được ưu đãi vượt khung, miễn cho doanh nghiệp không phải lấy 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội và “duyệt” cho dự án dành một phần đất nhỏ để làm công viên, cây xanh trong khi dự án này được duyệt là cải tạo cảnh quan bờ sông? Vì sao việc di dời trạm bơm cấp nước cho sinh hoạt phát sinh do làm dự án nhưng nhà nước lại phải bỏ tiền chứ không phải chủ đầu tư? Có rất nhiều nghi vấn được đặt ra và cần có câu trả lời xung quanh việc này. 
Vụ cấp phép cho lấp sông để làm dự án thương mại được ẩn trong cái tên “cải tạo cảnh quan...” của Đồng Nai đến nay đã dấy lên làn sóng phản đối ở khắp mọi nơi, chứ không còn bó hẹp trong khuôn khổ của tỉnh hay 11 tỉnh, thành có liên quan đến sông Đồng Nai nữa. Bởi ngoài việc vi phạm hàng loạt các luật, nó còn khiến cho người dân ở khắp nơi trên cả nước lo sợ, nếu dự án này có thể thực hiện được thì chắc chắn sẽ có một loạt dòng sông được cắt ra, lấp đầy rồi phân lô, bán nền, làm trung tâm thương mại. Và trong tương lai không xa, các dòng sông sẽ biến mất. Hệ lụy của việc này, nghĩ đến thôi cũng đủ rùng mình sợ hãi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.