Bệnh viện công tự chủ, ngân sách giảm chi ngàn tỉ đồng

25/12/2017 08:00 GMT+7

Ngành y tế đang khẩn trương tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp sự nghiệp công, cắt giảm mạnh biên chế gián tiếp. Cùng với đó, tự tài chính với các BV công cũng đang được thực hiện hiệu quả.

Ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết, theo quy hoạch của ngành y tế được Chính phủ phê duyệt, sẽ tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công theo hướng: đối với tuyến tỉnh, thành lập một trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) trên cơ sở sáp nhập các trung tâm tương đồng về chức năng, nhiệm vụ. Thành lập đơn vị kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm và trang thiết bị (FDA) theo khu vực. Đối với tuyến huyện: thành lập trung tâm y tế đa chức năng trên cơ sở của trung tâm y tế dự phòng, BV huyện và các đơn vị khác. Đối với tuyến xã: không thành lập các trạm y tế xã có chức năng khám chữa bệnh ở gần các bệnh viện huyện, tỉnh, thành phố và các phòng khám đa khoa khu vực cần rà soát lại một cách hợp lý. Y tế trường học về cơ bản sẽ ký hợp đồng với các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Cắt giảm biên chế gián tiếp sẽ có thêm nguồn lực cho y tế cơ sở
Cắt giảm biên chế gián tiếp sẽ có thêm nguồn lực cho y tế cơ sở
CDC có những ưu điểm: trước hết là giảm đầu mối tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Như vậy, theo mô hình này trong ngành y tế, giảm trung bình mỗi tỉnh 5 đơn vị trên tổng số các tỉnh có 5 - 9 đơn vị thì tại 63 tỉnh, thành giảm được 315 đầu mối tổ chức. Giảm số lượng người làm lãnh đạo: 1.260 người (cấp trưởng, phó các đơn vị) và chắc chắn sẽ chọn được người có năng lực, có tâm, có tầm và ưu tú nhất trong quản lý; Giảm biên chế làm gián tiếp trong các tổ chức như: hành chính, văn thư, tổ chức, lái xe, bảo vệ... Ngành y tế hiện có khoảng 17.000 cán bộ làm việc trong lĩnh vực này, trong đó có khoảng 3.400 cán bộ làm gián tiếp (chiếm khoảng 20%). Tuy nhiên, có đơn vị số làm gián tiếp chiếm đến 30%. Đến nay đã giảm được 2.140 người (biên chế). Ví dụ như Hà Nội, có 41 kế toán trong khi đề án vị trí việc làm mới chỉ cần 7 kế toán, giảm đến 34 người. Mỗi năm nhà nước không phải chi 154,080 tỉ đồng sau khi các tỉnh này tinh giản biên chế. Việc sáp nhập không chỉ tiết kiệm nguồn chi do cắt giảm nhân lực gián tiếp cồng kềnh mà từ nguồn tiết kiệm đó còn thêm nguồn lực đầu tư cho y tế dự phòng và y tế cơ sở.
Ông Phạm Văn Tác, cũng cho biết, đến nay, đã có 21/38 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tự chủ về ngân sách thường xuyên cắt giảm được 1.305 tỉ đồng/năm, Nhà nước không phải chi nguồn ngân sách cho các bệnh viện tự chủ. Nếu số lượng các bệnh viện tự chủ tăng lên thì số tiền Nhà nước không phải chi sẽ còn lớn hơn nữa để tập trung đầu tư cho khối dự phòng và khối y tế cơ sở.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.