8 khám phá khoa học quan trọng về giấc ngủ năm 2015

24/12/2015 16:31 GMT+7

Dưới đây là 8 khám phá khoa học quan trọng về giấc ngủ năm 2015 giúp chúng ta nhận biết tầm quan trọng của giấc ngủ trong cuộc sống, theo Huffington Post .

Dưới đây là 8 khám phá khoa học quan trọng về giấc ngủ năm 2015 giúp chúng ta nhận biết tầm quan trọng của giấc ngủ trong cuộc sống, theo Huffington Post.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại - Ảnh: ShutterstockGiấc ngủ có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại - Ảnh: Shutterstock
Điện thoại thông minh làm rối loạn giấc ngủ
Một nghiên cứu công bố hồi tháng 1 trên tạp chí Proceedings của Viện Khoa học quốc gia (Mỹ) cho thấy sử dụng thiết bị điện tử phát sáng trước khi ngủ có thể khiến con người mất nhiều thời gian để nhắm mắt do ánh sáng nhân tạo ngăn cơ thể sản xuất hoóc môn giấc ngủ melatonin, làm chậm đồng hồ sinh học và càng buồn ngủ ở ngày tiếp theo.
Ngủ rất quan trọng với trí tuệ cảm xúc
Ít ngủ không chỉ làm cho bạn cảm thấy không hấp dẫn mà còn không nhạy cảm với nhu cầu của người khác. Nghiên cứu của Trường đại học California, Berkeley (Mỹ) được công bố hồi tháng 7 trên tạp chí Journal of Neuroscience (Khoa học thần kinh) cho thấy ít ngủ cản trở đáng kể khả năng đọc cảm xúc của người khác - một thứ quan trọng của trí tuệ cảm xúc.
Thiền có thể giúp bạn rơi vào giấc ngủ
Thiền giúp giảm mức độ căng thẳng, giảm bớt cảm giác lo lắng và kích hoạt cơ thể thư giãn, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi thiền giúp bạn có được một đêm ngon giấc.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southern California (Mỹ) tìm thấy rằng khóa học sáu tuần ngồi thiền cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người lớn tuổi gặp khó khăn trong việc nhắm mắt.
Liệu pháp hành vi nhận thức giúp ích cho giấc ngủ
Thuốc ngủ không phải là lựa chọn duy nhất cho những người trải qua chứng mất ngủ. Một đánh giá quy mô lớn của nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine (Y học nội khoa) hồi tháng 8 cho thấy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa là cách đầu tiên bệnh nhân nên có để điều trị chứng mất ngủ.
Phân tích dữ liệu từ hơn 1.162 người tham gia nghiên cứu các vấn đề về giấc ngủ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra liệu pháp hành vi cải thiện hiệu quả của giấc ngủ đến 10%.
Đồng hồ sinh học của bộ não có nút "thiết lập lại"
Lần đầu tiên, nhà thần kinh học tại Đại học Vanderbilt (Mỹ) tìm thấy cách để kiểm soát “đồng hồ sinh học" của não bộ chịu trách nhiệm duy trì chu kỳ ngủ-thức. Bằng cách kích hoạt một nhóm tế bào thần kinh nhạy cảm với ánh sáng và được biến đổi gien với một tia ánh sáng, các nhà nghiên cứu đã có thể điều khiển tế bào thần kinh theo cách mà nhịp sinh học bên trong cơ thể thay đổi.
Việc phát hiện ra nút "thiết lập lại" này là bước đầu đầy hứa hẹn đối với phương pháp điều trị hiệu quả thay thế thuốc chữa trầm cảm theo mùa, chứng mệt mỏi sau một chuyến bay dài và các vấn đề liên quan đến giấc ngủ do làm việc theo ca.
Ngủ giúp tiếp cận ký ức
Khi tâm nghỉ ngơi, não củng cố và lưu trữ ký ức. Một nghiên cứu mới của Đại học Exeter (Anh) cho thấy ngủ không chỉ giúp chúng ta lưu giữ những kỷ niệm mà còn cho phép chúng ta tiếp cận ký ức tốt hơn.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng sau khi ngủ, chúng ta có thể nhớ lại những sự kiện mà chúng ta không thể nhớ khi ta tỉnh.
Tổ tiên ta cũng ngủ 7-8,5 giờ mỗi đêm
Theo nhà nghiên cứu giấc ngủ Jerome Siegel tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ), ông bà tổ tiên chúng ta ngủ khoảng 7-8,5 giờ mỗi đêm, tương đương với giấc ngủ của chúng ta cần có trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, mất ngủ và giấc ngủ bị gián đoạn gần như không tồn tại trong xã hội nguyên thủy, trong khi những phiền não trong cuộc sống ảnh hưởng phổ biến với nền văn hóa hiện đại.
Ngủ ngon giúp ích cho bộ nhớ và tránh bệnh Alzheimer
Các nhà khoa học tiếp tục phát hiện thêm nhiều bằng chứng về vai trò quan trọng của giấc ngủ trong bộ nhớ. Một nghiên cứu mới của Đại học California, Berkeley (Mỹ) cho thấy giấc ngủ kém có thể đóng góp vào các vấn đề bộ nhớ và sự phát triển của bệnh Alzheimer. Thiếu ngủ góp phần vào sự tích lũy độc tố beta-amyloid - một loại protein kích hoạt Alzheimer ở não.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.